PDA

View Full Version : Dạy trẻ phát triển thông minh như người Nhật (Phần 1)


everydaynews_79
29-08-2015, 11:01 PM
Trẻ 2 tuổi phát triển vượt bậc đó là trẻ biết nói, sử dụng ngôn ngữ và muốn tự mình làm mọi việc. Do đó, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu về tâm sinh lý và khả năng vận động, phát triển để có cách chăm sóc và dạy dỗ trẻ 2 tuổi đúng phương pháp giúp con thông minh như người Nhật.Hãy cùng phunusođi tìm hiểu cách người Nhật nuôi dạy trẻ nhé.!

Trẻ 2 tuổi có những bước phát triển ‘vàng’ mà các bậc cha mẹ không nên bỏ qua.

Kể từ khi Na bắt đầu chập chững biết đi thì mỗi ngày mới của Na lại mang đến một sự bất ngờ mới cho bố mẹ. Nhưng đôi khi bố mẹ Na vẫn tự hỏi, liệu con phát triển như vậy có nhanh quá hay vẫn chậm hơn các bạn cùng lứa? Cùng giải đáp thắc mắc của mẹ Na và cũng là thắc mắc chung của các bậc làm cha mẹ khác bằng việc tìm hiểu 4 mốc phát triển lớn của trẻ sau đây:

Trẻ biết nói và tập sử dụng ngôn ngữ

http://mecuti.vn/wp-content/uploads/2014/03/day-tre-2-tuoi-phat-trien-thong-minh-nhu-nguoi-nhat-1.jpg


Thông thường trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 24 tháng bắt đầu biết nói những câu đơn giản và có thể đối thoại ngắn với người lớn. Tuy nhiên, thời gian này, vốn từ của trẻ thì chưa đủ để diễn đạt hết những hiểu biết của trẻ.

Thách thức đối với bố mẹ:




Khi Na 2 tuổi, bố mẹ Na nhiều lúc chỉ biết nhìn nhau lắc đầu vì không thể hiểu nổi Na đang diễn đạt điều gì. Ngay cả khi con bạn đã biết cách phát âm rõ ràng thì bạn vẫn bị bối rối trước cách sử dụng từ ngữ mà chỉ một mình trẻ hiểu. Ví dụ, có một giai đoạn Na gọi tất cả người lớn là “Mẹ” và cứ nhìn thấy bất cứ loại hoa quả nào thì đều chỉ vào đó và nói “Quả táo của mẹ”. Không chỉ gặp vấn đề về diễn đạt mà nhiều trẻ còn hiểu sai những gì người lớn nói. Như trường hợp của Tony, bé đã bị khủng hoảng tâm lý sau khi mẹ bé bị sẩy thai, chỉ vì mẹ đã nói với Tony rằng: “Mẹ vừa mất em bé rồi” khiến Tony lo sợ là: mẹ sẽ mất Tony. Bố mẹ cần làm gì? Kiên nhẫn là điều cần thiết. Hãy cho trẻ thêm thời gian và đừng kỳ vọng quá nhiều bởi như thế chỉ khiến bạn thêm thất vọng. Đôi khi trẻ thậm chí không buồn nói gì với bạn mà chỉ khóc, đó là lúc trẻ không đủ kiên nhẫn để diễn đạt bằng từ ngữ. Vì thế mà trẻ khóc thì không có nghĩa là “Con đói” hay “Con đau” mà là “Con muốn quả bóng đó, con không thể diễn đạt được và thậm chí chẳng ai hiểu con cả”. Tạo thật nhiều cơ hội để trẻ nói chuyện. Điều này sẽ thuận lợi hơn khi trẻ có anh/ chị hơn trẻ vài tuổi, vì như thế trẻ dễ có người đồng cảm và hiểu trẻ hơn. Ba mẹ đừng quá chú trọng vào việc sửa ngữ pháp cho trẻ vì nó dễ khiến trẻ cảm thấy chán mà không muốn nói nữa. Thay vào đó, hãy cố gắng hiểu những gì trẻ muốn và kích thích trẻ thoải mái diễn đạt.