PDA

View Full Version : Độ tuổi vàng phát triển trí não cho trẻ


ntko8003
29-08-2015, 09:12 PM
Ba năm đầu đời là giai đoạn quan trọng nhất cho sự phát triển não bộ của bé.

Một giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard cho biết, trí thông minh của trẻ không phải thứ dễ nhìn thấy hay đếm được. Trí thông minh là “tài nguyên” của bộ não mà có thể được kích thích để phát triển hoặc không.

“Thật vậy, khi hệ thần kinh ở trẻ hoạt động tốt trong giai đoạn vàng, từ sơ sinh tới 4 tuổi, não của trẻ sẽ phát triển một cách tối ưu. Nhận thức sẽ được tăng cường, khả năng học hỏi và ghi nhớ phát triển vượt bậc”, vị giáo sư chia sẻ.

Bộ não trẻ phát triển vượt bậc trong những năm thơ ấu

Ba năm đầu đời là giai đoạn quan trọng nhất cho sự phát triển não bộ của bé. Một bác sĩ Nhi khoa cho biết, từ 6 tháng tuổi tới 3 tuổi, trọng lượng của não tăng 80% so với não người lớn. Từ 3 tuổi trở đi, não trẻ vẫn đang phát triển nhưng chậm hơn và tới năm 6 tuổi, cấu trúc kết nối của não bộ gần như hoàn hảo.

Các vùng não phát triển nhất trong giai đoạn này là ngôn ngữ, trí nhớ, thính giác và thị giác. Cụ thể hơn, từ những tháng đầu tiên chào đời tới năm 3 tuổi, trẻ chăm chú quan sát, lắng nghe, cố gắng để ghi nhớ và học hỏi tất cả mọi thứ xung quanh, đặc biệt là ngôn ngữ. Trong giai đoạn này, khả năng thị giác của trẻ được tăng cường linh hoạt hơn.

Từ 3-12 tuần tuổi, trẻ có thể dõi theo ai đó hoặc vật gì đó. Từ 6-9 tuần tuổi, trẻ phân nhận diện được các khuôn mặt. Từ 18-21 tuần tuổi, trẻ nhận được người lạ và người quen. Thính giác của trẻ phát triển đồng thời và rất nhạy cảm. Từ 9-12 tuần tuổi, trẻ sẽ hướng về phía có âm thanh. Từ 15-18 tuần tuổi, trẻ xác định được vị trí các âm thanh và hiểu được ý nghĩa một loạt âm thanh.

Lutein – dưỡng chất cho sự phát triển não bé

Một khám phá mới của khoa học cho thấy, Lutein không chỉ đóng vai trò quan trọng phát triển thị giác mà còn là thành phần chính tạo nên cấu trúc não, đặc biệt là 4 khu vực của não liên quan tới ngôn ngữ, bộ nhớ, thính giác và thị giác.

Một trong các báo cáo khoa học cho thấy rằng, Lutein không chỉ giúp trẻ có đôi mắt sáng, khoẻ mà còn có chức năng tích cực với nhận thức ở trẻ, đặc biệt là học tập và ghi nhớ.
http://mecon.vn/wp-content/uploads/2015/01/do-tuoi-vang-phat-trien-tri.gif (http://mecon.vn/wp-content/uploads/2015/01/do-tuoi-vang-phat-trien-tri.gif)
Thực phẩm có chứa Lutein.

Một điều cha mẹ cần ghi nhớ là cơ thể không thể tự tổng hợp lutein. Chất dinh dưỡng này có thể được tìm thấy trong các nhiều nguồn thực phẩm. Trẻ sơ sinh hấp thụ Lutein chủ yếu thông qua sữa mẹ. Khi trẻ lớn hơn một chút, phụ huynh nên chọn mua các loại trái cây, rau quả như cải bắp, súp lơ xanh, cà rốt, bí ngô, ớt chuông đỏ hoặc lòng đỏ trứng… để cung cấp Lutein cho trẻ mỗi ngày.

Bên cạnh đó, việc bổ sung sữa công thức hoặc các thực phẩm bố sung có chứa Lutein cũng là một cách hữu hiệu giúp cha mẹ cung cấp Lutein cho trẻ.

Cho trẻ những giờ chơi vui vẻ để trẻ phát triển trí thông minh

Các bằng chứng khoa học cho thấy, những trẻ 18-21 tuần tuổi có thể nhận ra người lạ và người quen. Từ 15-18 tuần tuổi, trẻ có thể xác định vị trí chính các các âm thanh và hiểu được ý nghĩa một loạt âm thanh. Phụ huynh có thể căn cứ vào các mốc phát triển tương tự để vui chơi cùng trẻ bằng cách chơi nhạc cho trẻ nghe, gọi tên của trẻ, cho trẻ soi gương để quan sát mình…

Các tác giả của cuốn sách “Bright Start” (Tạm dịch Sự khởi đầu tươi sáng – xuất bản năm 2003) khuyên cha mẹ nên tăng cường khả năng ghi nhớ cho trẻ qua các hoạt động hàng ngày, như yêu cầu trẻ tìm một đôi tất giống nhau trong đống quần áo của trẻ. Hoặc khi cha mẹ chụp ảnh cho trẻ, hãy in những tấm ảnh ra, sau đó treo trong phòng và nói chuyện với trẻ về những bức ảnh này. Mẹ cũng có thể tạo một album về động vật, cây cỏ… để cùng xem với trẻ. Qua đó, khả năng học hỏi và ghi nhớ của trẻ chắc chắn sẽ được nâng cao.