PDA

View Full Version : Công nghệ tách cardbon trong xử lý nước


ta12km
12-08-2015, 10:07 AM
Các kĩ sư của trường Đại Học Colorado Boulder, Mỹ đã phát triển một quy trình cải tiến đột phá xử lý nước thải công nghiệp không chỉ giảm khí thải nhà kính CO2 mà còn giảm lượng khí nhà kính.

Phương pháp xử lý nước thải MECC - Làm sạch nước thải thân thiện với môi trường bằng cách sử dụng các phản ứng điện hóa thấp thụ CO2 và giải phóng năng lượng trong quá trình này.




http://3.bp.blogspot.com/-bf7y2ht8PIU/VcqrI2bbuNI/AAAAAAAAAB4/GCZfTZWSK8M/s320/anh-bai-tach-cacrbon.jpg (http://3.bp.blogspot.com/-bf7y2ht8PIU/VcqrI2bbuNI/AAAAAAAAAB4/GCZfTZWSK8M/s1600/anh-bai-tach-cacrbon.jpg)

Theo ông Zhiyong Jason Ren cho biết “Phương pháp tách carbon và giải phóng năng lượng này có tiềm năng tạo ra nguồn lợi ích to lớn cho một số ngành công nghiệp phát thải nặng”. Ông Zhiyong Jason Ren hiện là giáo sư Kĩ thuật xây dựng môi trường và kiến trúc của CU Boudler, và là đồng tác giả của nghiên cứu trên đã được công bố trên Tạp chí Công nghệ và Khoa học Môi trường.
Xử lý nước thải thường tạo ra khí thải CO2 theo hai cách: đốt nguyên liệu hóa thạch để cung cấp năng lượng cho máy móc và phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Thêm vào đó, các công nghệ xử lý nước thải hiện tại cần phải tiêu thụ một lượng lớn năng lượng. Ngày nay, các tiện ích công cộng tại Hoa Kỳ xử lý khoảng 50 tỉ m3 nước thải các loại mỗi năm và tiêu thụ khoảng 3% lượng năng lượng trên toàn Hoa Kỳ.

Các công nghệ tách carbon hiện nay đang sử dụng nhiều năng lượng và thường phải cần kéo theo những quy trình, phương thức lưu trữ và vận chuyển tốn kém. MECC áp dụng tính di chuyển tự nhiên của nước thải và các phản ứng điện hóa được thiết kế để hấp thụ CO2 từ nước và không khí. Quá trình chuyển CO2 thành khoáng chất carbonat ổn định và bicarbonate có thể được sử dụng như là một loại nguyên liệu thô trong ngành công nghiệp xây dựng, cũng có thể sử dụng như chất xúc tác hóa học trong chu trình xử lý nước thải đồng thời sử dụng như chất hạ nồng độ axit trong các quá trình trong đại dương.

Các phản ứng này cũng đồng thời tạo ra các khí gas hydro, các khí này cũng có thể lưu trữ và sử dụng như nguồn khí đốt tạo năng lượng.

Những phát hiện này cung cấp khả năng nước thải hiệu quả hơn mà không có nhiều rủi ro với chi phí sử lý hợp lý khi tích hợp các phương pháp xử lý. Chính vì vậy, các công ty năng lượng có nhiều lý do để tiếp cận nhanh chóng với khả năng sử dụng biện pháp xử lý nước thải tách carbon.

Kế hoạch phát triển năng lượng sạch của Cục bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ hy vọng chương trình của họ sẽ hoạt động hiệu quả vào năm 2020 và yêu cầu tất cả các công trình, nhà máy năng lượng cam kết sử dụng công nghệ giảm CO2.

Nghiên cứu này cũng có những tác động tích cực lâu dài cho đại dương toàn cầu với khoảng 25% lượng CO2 hấp thụ bởi nước biển làm giảm độ pH, thay đổi tính chất hóa học của của đại dương hiện nay đang đe dọa cho các loài sinh vật biển đặc biệt là các rặng san hô và các loài giáp xác.

“Công nghệ sử lý này tạo ra độ kiềm thông qua điện hóa có nghĩa là có thể giúp giảm quá trình axit hóa đại dương hiện nay” - Ông Greg Rau, một nhà đồng nghiên cứu của nhóm của Viện Khoa Học Đại Dương thuộc ĐH California Santa Cruz cho biết. Do vậy, đây thực sự là một công trình nghiên cứu một công nghệ rất thân thiện với môi trường.

“Hiện nay, nhiều nhà máy xử lý nước thải, dây chuyền sản xuất nước tinh khiết (http://toana.vn/new/vi/a305/toan-bo-he-thong-day-chuyen-san-xuat-nuoc-tinh-khiet-dong-chaidong-binh.html) nằm cạnh bờ biển do vậy khả năng tiến hành sử dụng công nghệ MECC này khá khả thi trong tương lai” - Greg Rau cho biết.


Nguồn tin: Science daily