PDA

View Full Version : Gần 50% trẻ 6-9 tháng tuổi bị hăm tã


realsteal_13579
13-07-2015, 09:45 PM
Theo nghiên cứu năm 2013 của giáo sư Krafchick - Trưởng khoa da liễu trẻ em tại Đại học Toronto (Canada), gần 50% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng hăm tã trong năm đầu đời.
Kết quả khảo sát thực hiện trên Webtretho năm 2013 cũng cho thấy, 71,4% các mẹ cho biết con từng bị hăm tã và có trẻ bị tái lại nhiều lần. Tuy không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng hăm tã có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý của bé. Hiện tượng viêm da này làm bé khó chịu, quấy khóc và hay giật mình khi ngủ. Nếu không được ngủ đủ giấc, hoặc giấc ngủ bị gián đoạn, trẻ dễ sinh cáu gắt. Thậm chí trong trường hợp kéo dài, sức khỏe của bé giảm sút, cân nặng và chiều cao chậm phát triển... Hăm tã làm bé đau rát nên cảm giác ngon miệng giảm đi, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, đặc biệt, một số bé còn sụt cân vì biếng ăn. Do đó, các mẹ cần theo dõi và có kiến thức đầy đủ để có thể phòng chống và chữa trị hăm tã hiệu quả.


http://m.f13.img.vnecdn.net/2014/08/05/1-4641-1407205188.png



Chủ động phòng chống hăm tã bao giờ cũng tốt hơn bị động đối phó.










Hăm tã có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do làn da vốn đã mỏng manh của bé phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích ứng từ môi trường bên ngoài như sự cọ xát của tã giấy, xâm nhập của enzym có trong phân, nước tiểu hay môi trường ẩm ướt... Với đặc trưng khí hậu Việt Nam, điều kiện nóng ẩm nhiều, là môi trường thuận lợi dễ làm hăm da nói chung và hăm tã nói riêng. Mẹ quấn tã thường xuyên sẽ làm da bé tại khu vực quấn tã liên tục cọ xát. Nếu chất liệu tã thô ráp, ma sát diễn ra càng mạnh, dễ làm cho da bé nổi mẩn đỏ, trầy xước và cuối cùng gây chứng hăm tã. Ngoài ra, một số cha mẹ khi nhìn thấy da bé nổi mẩn đỏ cho rằng bé bị rôm và càng thoa nhiều phấn rôm hơn. Phấn rôm vón cục ngăn cản sự thoáng khí và chất tạo hương trong phấn gây kích ứng làm tình trạng hăm tã càng nghiêm trọng.

Để bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi sự xâm nhập của các tác nhân kích ứng , mẹ cần chủ động tạo một lớp màng bảo vệ còn thiếu cho làn da bé. Cách tạo lớp màng bảo vệ rất đơn giản, chỉ cần bôi thuốc chống hăm trước khi quấn tã mỗi ngày. Có nhiều dạng thuốc chống hăm, trong đó có thuốc mỡ. Thuốc mỡ có dạng bào chế nước trong dầu, giúp thuốc không bị tan theo nước tiểu của chính bé, duy trì lớp màng bảo vệ.

Ngoài ra, nếu lo lắng việc sử dụng thuốc hàng ngày có thể gây kích ứng làn da bé do phải tiếp xúc liên tục với các chất hóa dược, mẹ nên chọn loại thuốc mỡ lành tính. Trên thị trường loại thuốc mỡ có chứa bộ đôi “tác động kép” Lanolin (chiết xuất mỡ cừu) và Dexpanthenol (tiền vitamin B5), không chứa chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản, không kích ứng.