PDA

View Full Version : Vận chuyển hàng hoá đi Campuchia, Lào giá rẻ, chuyên nghiệp


trkient8
16-06-2015, 09:30 PM
Quý khách đang muốn tìm một công ty chuyển hàng đi Campuchia (http://vanchuyenhanghoavn.vn/chuyen-hang-di-campuchia-lao-gia-re-an-toan-chuyen-nghiep.html), Lào và từ Campuchia, Lào về Việt Nam? Quý khách muốn nhập hàng hóa từ Campuchia, Lào với giá rẻ? Quý khách muốn gửi quà cho người nhà hay bạn bè một cách mau chóng? Công ty Con Thoi chuyên vận tải hàng hóa đi Campuchia, Lào, giúp quý khách thực hành dịch vụ với bảng giá cả thật tốt, đảm bảo, an toàn, chuyên nghiệp, lịch trình hợp lý.

http://imagizer.imageshack.us/v2/600x400q90/910/2DfVwT.jpg

Cước phí rẻ, tính cam kết cao, đảm bảo an toàn là tiêu chí dịch vụ chuyển vận của công ty Con Thoi. Chính những yếu tố này tạo nên uy tín cho công ty, giúp chúng tôi luôn có lượng khách hàng đông đảo, cả khách hàng sát và những khách hàng mới.

Với 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ chuyển vận và sự hiệp tác lâu năm kiên cố cùng các hãng dịch vụ vận chuyển hàng đầu thế giới như: DHL, FedEx, TNT…, chúng tôi chắc chắn là nơi quý khách có thể đặt lòng tin tuyệt đối.

Shuttle Cargo mở dịch vụ tải hàng hoá trực tiếp từ Việt Nam qua Campuchia, Lào, Myanma, Trung Quốc bằng cả đường bộ và đường biển và trái lại, Bao gồm các dịch vụ chuyên chở giao nhận tận nơi, hoặc giao nhận hàng tại các cảng và của khẩu, lịch chuyển vận 1 chuyến/ngày, thời gian vận tải từ 1-2 ngày.
Vui gọi điện thoại cho chúng tôi để được tư vấn và biết giá VNĐ/ 1kg.
0903751981 - Mt.Tâm
Chúng tôi nhận chuyên chở các mặt hàng :

- vơ các loại hàng hóa xuất du nhập theo đường chính ngạch.
- Hàng dự án, hàng công trình.
- Hàng kinh dinh tiểu ngạch.
- Chuyển phát nhanh chứng từ, hàng mẫu.
- Hàng tạm nhập- tái xuất.
- Hàng quá cảnh.

vận chuyển hàng đi Campuchia, Lào gồm các dịch vụ:

- vận chuyển hàng lẻ, hàng ghép giao nhận tận nơi.
- vận tải hàng phân phối, hàng công trình.
- chuyên chở máy móc thiết bị.
- Dịch vụ khai thương chính tại các cửa khẩu.
- chuyển vận hàng tạm nhập, tái xuất.
- chuyên chở hàng quá cảnh.
- Chuyển phát nhanh hàng hóa, chứng từ, hàng mẫu đi 1 ngày.
- Nhận chuyên chở hàng từ Campuchia về Việt Nam (vận chuyển hàng hoá từ Phnom Penh về Tp HCM hoặc về Hà Nội).
- Nhận chuyên chở hàng từ Việt Nam đi Campuchia (vận tải hàng hoá từ Tp HCM hoặc từ Hà Nội đi Phnom Penh).
- Nhận tải hàng từ Lào về Việt Nam (chuyên chở hàng hoá từ Viêng Chăn về Tp HCM hoặc về Hà Nội).
- Nhận chuyên chở hàng từ Việt Nam đi Lào (chuyển vận hàng hoá từ Tp HCM hoặc từ Hà Nội đi Viêng Chăn).

Những cam kết của công ty dịch vụ vận tải CON THOI:

- Giá rẻ, tốt, cạnh tranh so với các hãng giao nhận khác.
- Giao nhận đúng thời gian thỏa thuận.
- Thủ tục thông quan nhanh chóng.
- chứng cớ giao nhận rõ ràng và minh bạch.
- Cam kết về đảm bảo an toàn hàng hóa và thời gian chuyên chở hàng
- bồi hoàn 100% giá trị hàng hóa nếu xảy ra mất mát hoặc hư.
Vui gọi điện thoại cho chúng tôi để được tư vấn và biết giá VNĐ/ 1kg.
0903751981 - Mt.Tâm

trkient8
03-08-2015, 12:44 PM
Trong khi COC vẫn còn mơ hồ thì Trung Quốc đang thể hiện tham vọng quân sự rõ ràng ở Biển Đông. Các chuyên gia quân sự Mỹ cảnh báo Trung Quốc có thể sẽ sớm đưa máy bay chiến đấu và tên lửa tới các đảo nhân tạo xây trái phép.

Trên tạp chí National Interest, học giả Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) khẳng định chắc chắn Trung Quốc sẽ triển khai hệ thống rađa và thiết bị nghe lén điện tử trên các đảo nhân tạo xây trái phép để theo dõi mọi hoạt động ở Biển Đông 24/7.

Trước đó đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, từng cảnh báo Trung Quốc sẽ sử dụng các đảo nhân tạo bất hợp pháp như những căn cứ quân sự. Đô đốc Harris cho biết đường băng 3.000m trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đủ lớn để tiếp nhận máy bay ném bom B-52 hay máy bay Boeing 747. Ông cảnh báo Trung Quốc sẽ sớm đưa tên lửa hành trình chống tàu và các hệ thống hỗ trợ cùng tên lửa đất đối không tới các đảo nhân tạo gây khó khăn, ảnh hưởng đến cuoc phi chuyen phat nhanh Trung Quoc (http://conthoi.vn/chuyen-phat-nhanh-di-trung-quoc/).

Ngoài ra, cầu cảng ở đá Chữ Thập sẽ giúp các tàu ngầm Trung Quốc dễ dàng hoạt động. Theo bà Glaser, với năng lực quân sự này, Trung Quốc có thể kiềm chế lực lượng Mỹ nếu xảy ra xung đột quân sự và gây hấn với các nước có tranh chấp trên Biển Đông. “Từ các đảo nhân tạo, Trung Quốc có thể sử dụng trực thăng, máy bay đổ bộ, pháo di động... để tấn công những vùng đất lân cận” - bà Glaser cảnh báo.

Căn cứ tàu sân bay lớn nhất thế giới

Tạp chí quốc phòng Kanwa Asian Defence số 8-2015 cho biết Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng căn cứ tàu sân bay “lớn nhất thế giới” tại khu tổ hợp căn cứ hải quân thuộc tỉnh Hải Nam. Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc khoe khoang căn cứ mới sẽ cho phép Trung Quốc củng cố năng lực quân sự để “đảm bảo hòa bình và ổn định tại khu vực Biển Đông”.

Trích từ Báo Tuổi Trẻ.

trkient8
08-10-2015, 01:41 PM
Với TPP, nhiều nhà đặt hàng chọn Việt Nam thay Trung Quốc
Nhiều doanh nghiệp và chuyên gia khẳng định tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may và da giày sẽ khả quan hơn nữa, đặc biệt vào thị trường Mỹ.

Kỳ vọng với dệt may, da giày

Ông Nguyễn Ngọc Lân, phó tổng giám đốc Tổng công ty CP May Nhà Bè (NBC), cho biết với kế hoạch xuất khẩu năm nay khoảng 640 triệu USD, dự kiến thị trường Mỹ sẽ chiếm khoảng 40%, tương ứng 256 triệu USD. Theo ông Lân, tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp này sang thị trường Mỹ thời gian qua đạt mức 10 - 15%/năm, với sản phẩm chủ lực là veston nam/nữ có giá trị FOB cao.

Sau khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, NBC sẽ có cơ hội giảm được nhiều chi phí trung gian, sản phẩm cạnh tranh hơn và tăng trưởng xuất khẩu có thể đạt mức cao hơn. “Tới đây chúng tôi sẽ không còn phải qua nhiều trung gian khi vận chuyển hàng đi Mỹ (http://conthoi.vn/van-chuyen-hang-hoa-tu-tp-hcm-di-my-gia-re/) như trước, mà có thể tiếp cận sâu hơn với nhà đặt hàng, chi phí gián tiếp cũng sẽ được cắt giảm tối đa” - ông Lân nói.

http://imagizer.imageshack.us/v2/660x439q50/909/yc2rzK.jpg

Trong khi đó, ông Nguyễn Chí Trung - giám đốc Công ty giày Gia Định - cho biết Mỹ đang là thị trường xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp, chiếm đến 55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến năm nay với khoảng 40 triệu USD. Theo ông Trung, tốc độ xuất khẩu sang thị trường Mỹ bắt đầu tăng mạnh từ giữa năm 2014, trong đó nhiều nhà đặt hàng đã chọn VN thay vì Trung Quốc như những năm trước nhằm đón đầu TPP.

Bà Đặng Phương Dung, phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN (Vitas), cũng khẳng định cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may VN tại các thị trường thành viên TPP là rất lớn, đặc biệt là Mỹ, bởi đây là thị trường có nhiều doanh nghiệp VN tập trung đầu tư trước khi đàm phán TPP diễn ra.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu phải sử dụng nguyên liệu trong nội khối các nước TPP, hoặc phải sản xuất trong nước từ khâu sợi trở đi để có được thành phẩm cuối cùng là sản phẩm may mặc hoàn chỉnh.

Theo bà Dung, mặc dù mức thuế nhập khẩu vào Mỹ bình quân thời gian qua 17 - 20%, nhưng năm 2014 VN vẫn xếp thứ hai trong số các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất vào Mỹ, với khoảng 11% thị phần.

Do đó sau khi TPP chính thức có hiệu lực, với thuế nhập khẩu giảm về 0% (nếu đáp ứng các điều kiện), khả năng tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may VN có thể đạt 12 - 13%/năm thay cho mức 6 - 7%/năm như hiện nay.

Ông Diệp Thành Kiệt, phó chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách VN (Lefaso), cũng kỳ vọng TPP sẽ giúp tăng trưởng xuất khẩu của ngành này đạt bình quân 20 - 25%/năm nhờ mức thuế nhập khẩu da giày từ VN vào Mỹ sẽ thấp hơn rất nhiều so với mức 17 - 45% (tùy loại) như hiện nay.

“Da giày sẽ đỡ khó khăn hơn dệt may về nguồn gốc xuất xứ, nhưng vẫn phải đáp ứng được 55% tỉ lệ nội địa hóa trong nước nếu muốn hưởng được mức thuế thấp” - ông Kiệt nhận định.

Cái khó có bó cái khôn?

Dù rất hào hứng với những cơ hội do TPP mang lại, nhiều chuyên gia cho rằng khó khăn lớn nhất hiện nay của ngành dệt may, da giày trong việc biến cơ hội thành hiện thực là khả năng tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, chưa kể tỉ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp nội địa vẫn khá khiêm tốn so với các doanh nghiệp FDI.

Đơn cử trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 24,5 tỉ USD của năm 2014, khối doanh nghiệp FDI chiếm 60%. Tương tự, trong hơn 10 tỉ USD xuất khẩu của ngành da giày, doanh nghiệp FDI cũng chiếm đến 65%.

Đặc biệt, khối doanh nghiệp FDI đã tăng tốc đầu tư vào các lĩnh vực dệt, nhuộm, vải hoàn tất, nguyên phụ liệu... trong khi số doanh nghiệp nội có tiềm lực tài chính thật sự để đầu tư lại quá hiếm hoi.

“Để đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 27,5 tỉ USD trong năm nay như dự kiến, ngành dệt may phải cần đến 10,5 tỉ m2 vải. Nhưng sau gần hai thập kỷ lục đục, tỉ lệ đáp ứng nguồn cung vải sản xuất trong nước cao lắm cũng chỉ được khoảng 23% nhu cầu, tương ứng khoảng 2,4 tỉ m2 vải, một tỉ lệ rất nhỏ so với thời gian chuẩn bị” - một chuyên gia lâu năm trong ngành nói.

Theo ông Trần Quang Nghị - chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may VN (Vinatex), từ nhiều năm trước Vinatex đã chủ động đầu tư sâu vào các khâu sản xuất thượng nguồn, từ sợi, dệt nhuộm đến vải hoàn tất dưới hình thức tập đoàn trực tiếp đầu tư, hoặc giao các đơn vị thành viên thực hiện.

“Nếu tạo ra được chuỗi sản xuất liên tục từ sợi - dệt - nhuộm và hoàn tất đến may, trong đó chú trọng các khâu tạo ra nguyên liệu đầu vào như bông, xơ và các nguyên liệu mới như xơ visco, len... mới từng bước giảm nhập khẩu được” - ông Nghị chia sẻ. Tuy nhiên, đến nay tập đoàn này cũng chỉ mới sản xuất được khoảng 317,3 triệu m2.

Với hàng loạt dự án xơ, sợi, dệt đang đầu tư với tổng vốn lên đến hàng ngàn tỉ đồng, tổng khối lượng ước tính khoảng 50.000 tấn sợi và 20 triệu m2 vải/năm, nguồn cung vải tăng thêm của tập đoàn này trong thời gian tới vẫn còn khá hạn chế so với nhu cầu.

“Có một thực tế là vốn đầu tư ở VN đắt hơn các nước khác do lãi suất quá cao và tỉ giá biến động, chưa kể việc tiếp cận đất đai còn khó khăn” - ông Nghị giải thích.

Tuy nhiên, việc biến cơ hội thành hiện thực đối với doanh nghiệp ngành này còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu đầu vào.

Thời trang hàng hiệu sẽ không rẻ như kỳ vọng

Theo bà Đặng Quỳnh Đoan - giám đốc Công ty TNHH thời trang Việt Thy, phần lớn doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm thời trang đều được nhượng quyền thương hiệu nên đều phải bán mức giá thống nhất do nhà phân phối yêu cầu.

“Có thể họ sẽ tạo ra các dòng sản phẩm khác với mức giá thấp hơn để thông qua hệ thống của họ xuất khẩu vào VN. Chứ nếu vẫn dùng đúng tên thương hiệu của họ, chắc chắn giá bán sẽ không hề rẻ chút nào vì chi phí bán hàng, phí thuê mặt bằng, lương nhân viên... buộc phải tính vào giá bán cuối cùng” - bà Đoan phân tích.

Theo Tuổi trẻ

kieudienk
07-11-2015, 09:28 AM
Còn nhiều việc phải làm với hàng tồn đọng ở Hải Phòng

Gần 700 container hàng tồn đọng, trong đó khoảng 600 container là lốp cao su đã qua sử dụng đã được Hải quan Hải Phòng xử lý từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, số lượng hàng tồn tại địa bàn này vẫn còn rất lớn, do đó tiếp tục cần sự vào cuộc quyết liệt không chỉ của cơ quan Hải quan mà cả các đơn vị chức năng.

http://www.baohaiquan.vn/Pictures102015/dphuong/5IMG_9981.jpg
Hàng hóa tồn đọng gây nhiều hệ lụy tới công tác quản lý và hoạt động XNK qua cảng Hải Phòng. (Ảnh: T.B)

Chủ động

Theo Cục Hải quan Hải Phòng, đến đầu tháng 10-2015, trên địa bàn còn khoảng 4.400 container hàng tồn đọng, trong đó phần lớn là hàng hóa tồn đọng từ năm 2013 trở về trước. Để xử lý rốt ráo, với vai trò là cơ quan thường trực của UBND TP.Hải Phòng về xử lý hàng tồn đọng trong địa bàn quản lý hải quan, trong đó có mặt hàng tồn là lốp cao su đã qua sử dụng, Hải quan Hải Phòng đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Đó là tổ chức kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa; xây dựng phương án xử lý vận chuyển hàng đi Hải Phòng (http://conthoi.vn/van-chuyen-hang-hoa-di-hai-phong/).

Bên cạnh đó, lãnh đạo Cục Hải quan Hải Phòng yêu cầu các Chi cục Hải quan cửa khẩu phối hợp với DN kinh doanh cảng, kho, bãi, quản lý kho ngoại quan rà soát, cập nhật đầy đủ thông tin về hàng tồn đọng; chuẩn bị đủ nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ. Đối với Đội Kiểm soát Hải quan, phải đẩy nhanh phân loại đối với các lô hàng tồn từ ngày 1-1-2013 trở về trước; phối hợp với các Chi cục Hải quan cửa khẩu điều tra, xác minh, xử lý hàng tồn đọng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm tham mưu, xây dựng kế hoạch kiểm tra thực hiện trong toàn Cục.

Lãnh đạo Đội Kiểm soát Hải quan Hải Phòng cho biết: Theo chỉ đạo của lãnh đạo Cục, những hàng hóa tồn đọng từ ngày 1-1-2013 trở về trước sẽ do đơn vị chủ trì xử lý; đối với hàng hóa tồn đọng từ ngày 1-1-2013 đến nay sẽ giao cho các Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện.

Triển khai nhiệm vụ trên, trong thời gian gần đây, Đội Kiểm soát Hải quan Hải Phòng và các Chi cục Hải quan cửa khẩu liên tiếp đăng tải thông tin để tìm chủ sở hữu các lô hàng tồn đọng trên các phương tiện truyền thông (theo quy định tại Thông tư 203/2014/TT-BTC) để phục công tác xử lý hàng tồn đọng. Mặt khác, các đơn vị căn cứ vào chứng từ vận tải để kiểm kê, phân loại hàng hóa; tham khảo thông tin để định giá hàng hóa tồn đọng; thực hiện các thủ tục theo quy định để bán thanh lý với hàng hóa đã được xác lập quyền sở hữu Nhà nước… Với sự quyết liệt thời gian vừa qua, tính từ đầu năm đến đầu tháng 10 này, Hải quan Hải Phòng đã xử lý được khoảng 700 container hàng tồn đọng, trong đó có khoảng 600 container là lốp cao su đã qua sử dụng.

Lãnh đạo Cục Hải quan Hải Phòng nhận định: Các bước xử lý hàng hóa tồn đọng, nhất là hàng hóa có tính chất đặc thù như lốp cao su đã qua sử dụng cơ bản theo đúng các trình tự quy định.

Cần phối hợp đồng bộ

Theo Cục Hải quan Hải Phòng, quá trình xử lý hàng tồn đọng vừa qua cho thấy, với mặt hàng đặc thù là lốp cao su đã qua sử dụng (hiện còn tồn khoảng 2.000 container) có nhiều thuận lợi hơn. Bởi đây là mặt hàng được đóng đồng nhất trong container, giá bán được xác lập bằng đơn vị tấn nên việc lập hồ sơ từng lô hàng theo tên hàng, trọng lượng trên vận đơn… tương đối thuận lợi, rút ngắn được thời gian kiểm kê, phân loại.

Tuy nhiên, với hàng hóa khác, việc kiểm kê, phân loại đang khiến cơ quan Hải quan mất rất nhiều thời gian. Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III- đơn vị có số lượng hàng tồn đọng lớn nhất ở Hải Phòng hiện nay phân tích, với mặt hàng đặc thù là lốp cao su đã qua sử dụng, việc kiểm đếm, phân loại khá nhanh. Nhưng có nhiều mặt hàng tồn khác công việc này mất rất nhiều thời gian, ví dụ như mặt hàng quần, áo đã qua sử dụng. Số lượng trong mỗi container là rất lớn, trong khi đơn vị tính để phân loại hiện nay được quy định theo chiếc. Thực tế mỗi container có tới hàng chục nghìn chiếc quần, áo các loại nên công chức Hải quan mất rất nhiều thời gian để kiểm đếm, phân loại chính xác. Do đó, để đẩy nhanh việc phân loại các mặt hàng như vậy, cơ quan chức năng cần điều chỉnh lại đơn vị tính các mặt hàng như quần, áo theo hướng kiểm đếm theo tấn, vì thực tế mặt hàng này đã tồn quá lâu ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nên giá trị còn lại rất thấp.

Lãnh đạo Đội Kiểm soát Hải quan Hải Phòng cho biết thêm: Với hàng hóa đã xác lập quyền sở hữu Nhà nước, việc xử lý tương đối thuận lợi. Nhưng với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm (căn cứ trên chứng từ vận tải thì con số này tương đối nhiều) thì việc xử lý phải tiến hành theo các quy định khác của pháp luật. Và ở đây lại nảy sinh vấn đề khi cơ quan Hải quan muốn đưa về kho tạm giữ để xử lý, DN kinh doanh kho, bãi cảng, DN vận tải yêu cầu thanh toán chi phí lưu kho, bãi, chi phí thuê vỏ container…

Một vướng mắc khác liên quan đến lốp cao su đã qua sử dụng. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (tại Thông báo 212/TB-VPCP ngày 7-7-2015 của Văn phòng Chính phủ), đối với mặt hàng này, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thẩm tra năng lực các DN và đơn vị có chức năng xử lý, tái chế cao su, lốp ô tô đã qua sử dụng. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường lựa chọn DN đủ điều kiện để tham gia thu mua, xử lý mặt hàng cao su, lốp ô tô đã qua sử dụng tồn đọng, đồng thời đơn giản hóa thủ tục để đẩy nhanh tiến độ xử lý. Tuy nhiên, đến giữa tháng 10-2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa lựa chọn được DN nào đủ điều kiện để tham gia thu mua, xử lý mặt hàng cao su, lốp ô tô đã qua sử dụng tồn đọng.

Nguồn baohaiquan.vn