PDA

View Full Version : Sa thải ngươi lao động


thanhhai
26-07-2012, 09:42 AM
Cám ơna các Bác đã trả lời cho mình.Nhưng tôi muốn nói rõ thêm với trường hợp của tôi:
Tôi công tác tại một Nhà máy đóng tàu
Tôi tốt nghiệp ĐH Kỹ sư Cơ khí tàu thuyền vào công tác tại một Nhà máy (NM) đóng tàu tháng 3/2000.Vào tháng 7 năm 2000, tôi được NM cử đi học tập và công tác tại Cộng Hòa Ba lan trong thời hạn 02 tháng ( cùng với 04 người nữa) với nhiệm vụ là: " Học tập, tiếp thu công nghệ và quy trình sản xuất tàu cá vỏ nhựa". Trước khi đi, giám đốc nhà máy yêu cầu viết cam kết với nội dung như sau:
" 1. Tuyệt đối chấp hành những qui định về công tác đối ngoại của Nhà nước Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Ba lan và nội quy , quy chế của nhà máy.
2. Thực hiện tốt yêu cầu , nhiệm vụ của chuyến đi đào tạo tiếp thu công nghệ mới.
3. Sau khi hoàn thành chương trình học tập đào tạo ở nước Cộng hòa Ba lan, tôi sẽ trở về nhà máy đem những kiến thức đã học được để áp dụng vào SX tại nhà máy với thời gian tối thiểu là 15 năm.Tuyệt đối gữ bí mật công nghệ, không phổ biến hoặc thực hiện công nghệ này ra bên ngoài.
4. Nếu tôi vi phạm các điều đã cam kết tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà máy, pháp luật của nhà nước và bồi hoàn mọi chi phí liên quan đến chương trình chuyển giao công nghệ mà nhà máy đã kí kết với cộng hòa Ba lan.là: 600.000 USD : 5 = 120.000 USD/ người. "
Việc đào tạo này cũng không có chứng chỉ.
Từ đó đến nay, tôi đã công tác được 9 năm.Tôi được giao làm Quản đốc phân xưởng nhựa composite. Từ đó cũng đã thay đến 3 thế hệ giám đốc. Và hiện tại quy chế của Nhà máy dã thay đổi, người lao động chỉ phải công tác 5 năm sau khi được đào tạo ỏ nước ngoài dưới 3 tháng.
Vì đợt khủng hoảng kinh tế này, dẫn đến việc làm của nhà máy cũng giảm đi, CBCNV phải thay nhau nghỉ luân phiên.Do vậy, tôi cùng một vài anh em đã mở thêm 1 công ty riêng vào tháng 11 năm 2008 để làm thêm, tạo thêm thu nhập cho bản thân và công nhân trong PX khi phải nghỉ chờ việc luân phiên( Nghỉ chờ việc luân phiên được hưởng 20% lương cơ bản). Công ty đó do tôi đứng tên làm giám đốc, với các nghành nghề kinh doanh trong đó có : sản xuất và mua bán các sản phẩm bằng nhựa composite.
Nhà máy khi đó biết chúng tôi làm thêm nên đã ra 1 thông báo cấm CBCNV tự ý dùng công nghệ SX nhựa composite của nhà máy để gia công ra bên ngoài. Cũng nói thêm cho luật sư hiểu rõ hơn là: nghành nhựa composite đối với nước ta hiện nay không còn gì là mới mẻ. Trên các phuơng tiện thông tin nhất là trên mạng có thể chỉ dạy cho đầy đủ, ai cũng có thể tìm hiểu và làm được.Công nghệ mà tôi đi học thực ra cũng chỉ là một số cách làm nhựa composite để đóng tàu cá và so sánh với các đơn vị trong nước hiện nay cũng đã lạc hậu.Bản thân tôi cũng phải tìm tòi học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm ở tài liệu, ở trên mạng và các cơ sở SX khác để hoàn thành được những công việc tại nhà máy.
Ngày 13/3/2009 GĐ nhà máy có yêu cầu tôi viết báo cáo giải trình có nội dung như sau:
"1. Vào ngày 13/3/2009 Phòng bảo vệ quân sự đã phát hiện một số CBCNV thuộc phân xưởng nhựa composite nhà máy đóng tàu Bến thủy đã tự ý ra ngoài làm việc cho phân xưởng sản xuất canô tại khu vực xã X- Huyện Y , mặc dù đã có thông báo của GĐ Nm v/v nghiêm cấm các hành vi tự ý dùng công nghệ SX nhựa composite của nhà máy để gia công ra bên ngoài. Trong đó có ông N, Quản đốc PX nhựa và ông M - Tổ trưởng tổ nhựa 2.
2. Vào ngày 13/3/2009 Ông N tự ý bỏ vị trí SX từ 7h40 đến 9h50 mà không xin phép lãnh đạo Nm ( Quy chế là phải xin) và xuống địa điểm SX canô tại xã An hồng.
Vậy GĐ NM yêu cầu các ông có tên trên viết giả trình về những vi phạm trên nộp về phòng Tổ chức tiền lương trước 9h ngày 16/3/2009." (Vì ngày 13/3/2009 là ngày thứ 6, Nm nghỉ thứ 7, CN).
Từ ngày 16/3/2009 đến ngày hết ngày 23/3/2009 tôi nghỉ ốm và có giấy chứng nhận của BV, Nên tôi đã không viết giấy giải trình. Ngày 16/3/2009 GĐ nhà máy ra quyết định đình chỉ công tác tôi chờ xử lý.
Đến ngày 23/3/2009 GĐ mời tôi lên họp hội đồng kỷ luật, tôi không đến do đang nghỉ ốm. HĐKL vẫn họp và trong đó Chủ tịch HĐ (là GĐ) đã đưa ra 2 ý kiến:
" - Đề nghị hình thức cách chức.
- Xem xét lại hình thức sa thải hay thanh lý HĐ"
Và kết luận chung của HĐ:
" 1. Tôi vi phạm nội quy LĐ.
2. Tôi không viết báo cáo giải trình theo yêu cầu
3. Tôi cố tình vi phạm chủ trương của lãnh đạo NM( Đưa công nghệ ra ngoài)."
GĐ mời họp HĐKL lần 2 nhưng tôi xin hoãn lại để tìm hiểu lại luật.
Ngày17/4/2009 GĐ mời họp HĐKL , tôi cũng nói rõ quan điểm của tôi là làm thêm, nếu nhà máy đầy đủ công việc làm, thu nhập ổn định thì tôi cũng không cần làm thêm như vậy. Nội dung họp cũng như đợt 1 và KL của chủ tịch HĐ là:
" - Không chấp nhận Tôi vừa làm việc tại NM vừa làm GĐ công ty riêng về nghành nhựa bên ngoài.
- Căn cứ theo cam kết của Tôi, căn cứ khoản 1 điều 85 Bộ luật LĐ, đề nghị sa thải Tôi và buộc Tôi bồi thường theo cam kết.
- Sau khi có quyết định cuối cùng của HĐKL sau 5 ngày cá nhân sai phạm có thể có ý kiến phản hồi bằng văn bản lên cấp trên hoặc cơ quan pháp luật.Nếu quá thời hạn trên cá nhân sai phạm không có phản hồi thì NM sẽ ra quyết định chính thức bằng văn bản."
Tôi không có ý kíên gì. Ngày 27/4/2009 GĐ ra quyết định số 413 với hình thức kỷ luật là sa thải. Và cũng trong ngày 27/4/2009 GĐ NM ra QĐ số 414 về việc đền bù chi phí đào tạo được tính là 40.000 USD với lý do vi phạm cam kết.
Cũng nói thêm rằng, trong số 4 người còn lại đi học cùng tôi đã có 2 người Xin chuyển ra ngoài mà cũng không phải đền bù gì.( Người mới ra gần đay nhất là 1 Trưởng phòng Kinh Doanh nghỉ tháng 2/2009, ra ngoài mở công ty cũng trong lĩnh vực như tôi tại Hải Phòng).

Qua đây, tôi xin nhờ các Bác tư vấn giúp tôi. Xin Cảm tạ!!!

bsff20
26-07-2012, 09:42 AM
Về vấn đề ra quyết định sa thải người lao động của công ty bạn tôi xin trích dẫn quy định của pháp luật như sau:

Theo quy định tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02 - 4 - 2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

và điều 87 BLLĐ:

----------------------------------------------
Bên trên bạn cũng có đề cập:


Vậy căn cứ vào đâu để nói rằng bạn tự ý nghỉ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng trong khi đó:



Riêng về việc bồi thường chi phí đào tạo:THÔNG TƯ SỐ 21/2003/TT-BLĐTBXH NGÀY 22/9/2003 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 44/2003/NĐ-CP NGÀY 09/5/2003 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG



Ở đây bạn không tự ý bỏ việc cũng như không đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như quy định đã nêu ở trên.
Dựa vào những nội dung quy định của pháp luật tôi đã nêu trên bạn có quyền:
-Kiến nghị với giám đốc công ty hoặc khiếu nại quyết định kỷ luật sa thải của giám đốc với bạn.

-Kiến nghị với chủ sử dụng lao động về quyết định buộc bồi thường chi phí đào tạo của giám đốc với bạn.

-Nếu bạn kiến nghị với giám đốc không được mà cảm thấy việc xử lý kỷ luật người lao động của giám đốc không đúng thì còn có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân huyện (nơi công ty có trụ sở chính).

caonguyen1
26-07-2012, 09:42 AM
Chào bạn Bạch Dương,

Tôi tóm tắt lại sự việc của bạn để nghiên cứu lại, tôi sẽ trả lời tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất. Trong nội dung tóm tắt này có chỗ nào chưa chính xác, bạn vui lòng thông tin lại giúp tôi.

- Tháng 3/2000 công tác tại NM đóng tàu.
- Tháng 7/2000, được NM cử đi học tập tại Cộng Hòa Ba lan trong thời hạn 02 tháng. Trước khi đi, bạn đã làm bản cam kết với nội dung sẽ tiếp tục công tác tại NM ít nhất là 15 năm tiếp theo sau khi trở về, không tiết lộ những kiến thức, công nghệ đã học ra bên ngoài. (chi phí học tập do NM chu cấp toàn bộ là 120.000USD/người).
- Bạn đã thực hiện đúng cam kết trong 9 năm đến thời điểm hiện nay và đang giữ chức vụ Quản đốc phân xưởng. Sau 3 đời GĐ thì quy chế NM hiện nay chỉ quy định trường hợp tương tự như bạn chỉ phục vụ công tác trong 5 năm sau khi được cử đi học tập.
- Tháng 11/2008 bạn mở 1 công ty riêng với ngành nghề kinh doanh giống với ngành nghề mà bạn đang công tác tại NM.

- Sau khi phát hiện sự việc trên, NM đã ra thông báo cấm CBCNV ứng dụng công nghệ trên để làm thêm bên ngoài.
- Ngày 13/3/2009 bạn đã viết giải trình.

Bạn vui lòng làm rõ nội dung mà GĐ NM yêu cầu bạn viết giải trình, nội dung trên có liên quan đến bạn như thế nào? Vì sao phải giải trình sự việc của những đối tượng không phải là bạn?

- Từ ngày 16/3/2009 đến ngày 23/3/2009 bạn nghỉ ốm (có giấy chứng nhận của BV), nên đã không viết giấy giải trình lần 2. Ngày 16/3/2009 GĐ nhà máy ra quyết định đình chỉ công tác của bạn.
- Ngày 23/3/2009 bạn không đến họp theo yêu cầu của GĐ do bị ốm. HĐKL vẫn họp vắng mặt bạn và có kết luận:
Bạn vi phạm nội quy.
Không viết báo cáo giải trình theo yêu cầu
Cố tình vi phạm chủ trương của lãnh đạo NM (Đưa công nghệ ra ngoài)."

- Ngày17/4/2009 HĐKL họp lần 2 với nội dung:
Không chấp nhận bạn vừa làm việc tại NM vừa làm GĐ công ty riêng cùng ngành nghề.
Căn cứ theo cam kết đã ký trước khi đi học tập, căn cứ khoản 1 điều 85 Bộ luật Lao Động, đề nghị sa thải bạn và buộc bồi thường theo cam kết.
Sau 5 ngày kể từ ngày có kết luận cuối cùng của HĐKL, bạn có quyền nêu ý kiến phản hồi, nếu không có phản hồi thì quyết định của HĐKL sẽ chính thức tiến hành theo như đã định.

Sau thời hạn trên mà không có ý kiến phản hồi của bạn, ngày 27/4/2009 GĐ ra quyết định buộc thôi việc đối với bạn, đồng thời ra quyết định buộc bạn bồi thường chi phí đào tạo là 40.000 USD với lý do vi phạm cam kết.

tai-viet
26-07-2012, 09:42 AM
Cám ơn mostlaw, Eli cùng các bạn. Mình xin nói rõ cho Eli rõ về nội dung bản giải trình của mình là:
" THÔNG BÁO
V/v đề nghị viết bản báo cáo giải trình
Căn cứ thông báo số .. ngày 16/1/2009 về việc xử lý vi phạm trong SX kinh doanh;
Căn cứ báo cáo của phòng Bảo vệ quân sự ngày 13/3/2009;
1. Vào ngày 13/3/2009 Phòng aBảo vệ quân sự đã phát hiện có một số cán bộ công nhân thuộc phân xưởng nhựa Compsite Nhà máy đã tự ẩy ngoài làm việc cho phân xưởng sản xuất ca nô tại khu vực xã An hồng - Huyện Nghi Xuân mặc dù đã có thông báo của giám đốc nhà máy về việc nghiêm cấm các hành vi tự ý dùng công nghệ Sx nhựa Composite của nhà máy để gia công ra bên ngoài. Trong đó có ông N - Quản đốc PX nhựa và ông M - tổ trưởng tổ nhựa.
2. Vào ngày 13/3/2009 ông N tự ý bỏ vị trí SX từ 7h40 đến 9h50 mà không xin phép lẵnh đạo nhà máy và xuống tại địa điểm SX ca nô tại xã An Hồng.
Vậy giám đốc NM yêu cầu các ông có tên trên viết báo cáo giải trình về những vi phạm trên và nộp về phòng TCTL trước 9h ngày 16/3/2009."
Và ngày 13/3/2009 mình không viết bản giải trình vì lúc đó mình đang nghỉ ốm(từ ngày 16/3 đến 23/3) và mình thấy mình không vi phạm.
Mong sớm nhận được hồi âm của các bạn. Xin cảm ơn nhiều!

hungbaoco
26-07-2012, 09:42 AM
Theo các nội dung bạn cung cấp, ta làm rõ các vấn đề sau:

- Sau khi nhà máy biết bạn mở công ty riêng cùng ngành nghề với công việc bạn đang đảm trách tại nhà máy thì nhà máy đã ra thông báo cấm nhân viên sử dụng công nghệ của nhà máy để làm việc riêng.
Trả lời: Việc mở công ty riêng là quyền của bạn, bạn không có nghĩa vụ thông báo cũng như các nghĩa vụ liên quan đến nhà máy.

- Ngày 13/3/2009, nhà máy phát hiện nhân viên nhà máy ra ngoài làm việc riêng trong giờ làm việc.
Trả lời: Nhà máy đang trong thời gian khó khăn nên CBCNV phải luân phiên nhau làm việc. Bạn đã đồng ý điều này (thể hiện qua việc bạn vẫn tiếp tục công tác). Như vậy, việc bạn sử dụng thời gian làm việc tại nhà máy để làm việc riêng bên ngoài là vi phạm nội quy lao động.

- Sau khi phòng Bảo vệ phát hiện có vi phạm (xin mạn phép hỏi bạn là ông N?), thì BGD yêu cầu những người vi phạm viết giải trình trước ngày 16/3/2009. Do bạn nghỉ ốm nên đã không viết giải trình.
Trả lời: Ngày 13/3/2009 nhà máy yêu cầu bạn viết giải trình và nộp trước ngày 16/3/2009. Do ngày 13/3/2009 là thứ sáu và thứ 7, Chủ nhật nhà máy nghỉ, như vậy bạn có trách nhiệm hoàn thành bản giải trình trong ngày 13/3/2009. Từ ngày 16/3/2009 đến ngày 23/3/2009 bạn nghỉ ốm thì việc nghỉ ốm này không ảnh hưởng đến việc hoàn thành bản giải trình.

- Ngày 16/3/2009 NM ra quyết định định chỉ công tác của bạn.
- Ngày 23/3/2009 bạn đã không dự họp theo yêu cầu của GĐ do đang nghỉ ốm.
Trả lời: Trong thời gian bạn nghỉ ốm thì nhà máy không được xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy, việc xử lý kỷ luật đối với bạn phải được tiến hành khi bạn đã khỏi ốm, và khi họp hội đồng kỷ luật, cuộc họp phải có đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở của nhà máy.

Về lý do vi phạm, có 2 lỗi vi phạm như sau:
1/ Vi phạm về thời gian làm việc  bạn đã không đảm bảo về thời gian làm việc
2/ Tiết lộ bí mật công nghệ ra bên ngoài (cụ thể là vi phạm cam kết đã ký trước khi được cử đi học tập tại Ba Lan)

- Về lỗi vi phạm (1): nhà máy không được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.
- Về lỗi vi phạm (2), như bạn đề cập, hiện nay thì công nghệ nhựa không còn là bí mật, doanh nghiệp nào cũng có thể ứng dụng sản xuất. Tuy nhiên, ngày xưa bạn đã ký vào bản cam kết thì thiết nghĩ bản cam kết đó vẫn còn giá trị.
Vì lỗi vi phạm này là tiết lộ bí mật công nghệ, nhà máy khi tiến hành xử lý kỷ luật bạn về lỗi này thì họ phải chứng minh lỗi của bạn – nghĩa là họ phải chứng minh bạn có dùng công nghệ của chính nhà máy để làm bên ngoài hay không, phải chờ kết quả xác minh và kết luận cụ thể bởi vì hiện nay công nghệ này không còn là mới mẻ.

Về bồi thường chi phí đào tạo
- Hiện nay chưa có quy định về trường hợp người lao động bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải mà phải bồi thường chi phí đào tạo.
Về việc những người khác đã chuyển ra ngoài mà vẫn không phải bồi thường, đó là vì họ đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật lao động như về thời gian nghỉ việc có báo trước…
Cũng xin nói thêm rằng hiện nay tất cả các công ty, nhà máy đều khó khăn chung, nên nhà máy đã cố gắng sắp xếp công việc luân phiên cho tất cả CBCNV, việc này là đáng hoang nghênh, thiết nghĩ CBCNV nên cảm thông với nhà máy vì lẽ tất nhiên, đây không phải là lỗi của nhà máy. Tất cả các tổ chức, công ty đều mong muốn có thật nhiều hợp đồng, nhiều công trình để làm. Khó khăn là tình hình chung, là việc không tránh khỏi, nhà máy không thể “bao cấp” đời sống của tất cả CBCNV. Việc CBCNV có chấp nhận ở lại nhà máy hay ra đi là quyền của CBCNV, bởi vì đây là sự thỏa thuận làm việc của hai bên, không ai có thể ép buộc ai được! Một khi đã đồng ý ở lại – nghĩa là nội quy nhà máy vẫn được cả hai bên đảm bảo thực hiện.

Trân trọng,

Căn cứ pháp định:
- Điều 37, điều 82 - 86 Bộ luật lao động
- Điều 8 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP
- Điều 13 Nghị định số 44/ 2003/ NĐ-CP

kim
26-07-2012, 09:42 AM
Bạn Bạch Dương sau những câu trả lời bên trên liệu bạn còn có thắc mắc gì cần giải đáp nữa không?

Bạn có thấy điều gì khó hiểu trong những câu giải đáp đó không?:61:

thinhphat
26-07-2012, 09:42 AM
Cám ơn Eli cùng mostlaw!

myanco2003
26-07-2012, 09:42 AM
Các bạn có thể làm rõ hơn về vấn đề này nhé - Hiệp phản biện một chút :

- Việc Quản đốc phân xưởng (Ông N) đang làm việc ở Nhà máy mở công ty riêng đứng tên làm Giám Đốc vậy Hợp đồng lao động (HDLD) của Ông N với Nhà máy làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ ?

- Việc Ông N ký HDLD với công nhân của ông trong công ty riêng làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ ?

- Nếu thời gian trên khác nhau thì được , còn nếu thời gian đó trùng nhau thì rõ ràng ông N hoàn toàn sai trái đó.
VD : Ông N ký HDLD với nhà máy làm việc từ 7h30 đến 16h30;
Ông N ký HDLD với công nhân trong công ty riêng từ 7h30 đến 16h30
=> giờ nào Ông N làm Giám Đốc và giờ nào ông làm Quản đốc phân xưởng => Ông N hoàn toàn sai
về pháp luật lao động => sa thải là có căn cứ

Thân ái,

hiep_baocong