PDA

View Full Version : Luật lao động


furniweb
26-07-2012, 09:32 AM
Chào các anh chị thành viên trong diễn đàn.
Mẹ mình sinh năm 1956 theo quy định hiện hành vẫn nằm trong độ tuổi lao động, tuy nhiên mẹ mình đã nghỉ ở nhà vì không đủ sức khỏe làm việc, mẹ làm phụ hồ. Vậy mong diễn đàn cho mình hỏi có văn bản luật nào quy định độ tuổi trong những ngành nghề độc hại.... thì độ tuổi nghỉ hưu sẽ thấp hơn 55 tuổi
Cảm ơn diễn đàn

dongthanhqn
26-07-2012, 09:32 AM
Chào bạn,
Theo quy định tạ Điều 26,27 Nghị định số 152/2006/NĐ-CPĐiều 26. Điều kiện hưởng lương hưu theo khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
Người lao động được hưởng lương hưu khi nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
3. Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
4. Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm được Bộ Lao động - thương binh & xã hội (LĐ-TB&XH) ban hành tại các văn bản sau:

- Quyết định số 1453/LÐTBXH-QÐ ngày 13-10-1995 của bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Quyết định 915/LÐTBXH-QÐ ngày 30-7-1996 của bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Quyết định 1629/LÐTBXH-QÐ ngày 26-12-1996 của bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Quyết định 190/1999/QÐ-BLÐTBXH ngày 3-3-1999 của bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Quyết định 1580/2000/QÐ-BLÐTBXH ngày 26-12-2000 của bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Quyết định 558/2002/QĐ-BLĐTBXH ngày 10-5-2002 của bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Quyết định 1152/2003/QÐ-BLÐTBXH ngày 18-9-2003 của bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

qnkha
26-07-2012, 09:32 AM
Chào bạn,

Hiện tại danh mục các CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM chưa có quy định về công việc phụ hồ trong danh mục này, vì thế mẹ của bạn không được hưởng các điều kiện quy định riêng cho người lao động làm việc trong các ngành ngề trong danh muc trên.

Cơ sở pháp định

- QĐ 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH