PDA

View Full Version : Thời gian làm việc


minhduongf
26-07-2012, 09:27 AM
Xin hỏi diễn đàn: công nhân nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì mỗi ngày làm 7h đồng hồ mà vẫn hưởng nguyên lương. Vậy trong trường hợp người công nhân trên làm đủ 8h/1ngày hoặc hơn 8h/1 ngày, thì số giờ đó đó sẽ được tính như thế nào?
Chân thành cám ơn!

hoangphuc174
26-07-2012, 09:27 AM
Chào bạn! Tôi xin được nêu 1 vài ý kiến của tôi đối với vấn đề của bạn như sau:công nhân nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì mỗi ngày làm 7h đồng hồ mà vẫn hưởng nguyên lương: mục đích của quy định này là để bảo vệ quyền lợi cho người nữ công nhân.Nếu người công nhân này tự ý làm 8h/ngày hoặc hơn thì sẽ không được trả thêm khoản tiền nào .Nhưng nếu người công nhân này được yêu cầu làm thêm thì số tiền lươgn tăng thêm sẽ được tính theo điều 61 của bộ luật lao động:
Điều 61

1- Người lao động làm thêm giờ được trả lương như sau:

a) Vào ngày thường, được trả lương ít nhất bằng 150% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường;

b) Vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ, được trả lương ít nhất bằng 200% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.

Nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì còn được trả thêm theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Nếu người lao động được nghỉ bù những giờ làm thêm, thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.

2- Người lao động làm việc vào ban đêm quy định tại Điều 70 của Bộ luật này, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% của tiền lương làm việc vào ban ngày.
chào bạn:D

duongtramanh.bdg
26-07-2012, 09:27 AM
Chào bạn,
Đối với lao động nữ, ngoài những quyền lợi bình thường, pháp luật còn có nhưng quy định riêng bảo vệ phụ nữ do những đặc thù sinh học.

Chính vì lẽ đó mà điều 115 quy định rằng người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa.

Bạn tham khảo thêm bài viết tại link bên dưới:
http://www.diendanphapluat.vn/4rum/showthread.php?t=6410

cuahangso5
26-07-2012, 09:28 AM
Eli ơi, có nội dung này mới nè:

Trả lời thế nào bây giờ?

yensaokh
26-07-2012, 09:28 AM
Mình đã trả lời bài bên dưới rồi. Tùng đọc đi nhé.

hechang
26-07-2012, 09:28 AM
Xin trả lời bạn như sau:
Theo quy định tại tiết e điểm 2 phần II Thông tư só 79/1997/TT-BTC:
Trong thời gian cho con bú, nếu vì lý do khách quan nào đó mà không về cho con bú, ở lại làm việc cho doanh nghiệp, thì thời gian làm việc thêm (tương ứng thời gian cho con bú) được doanh nghiệp trả trợ cấp theo chế độ phụ cấp làm thêm giờ theo quy định hiện hành.
Thân!

daithanhxk
26-07-2012, 09:28 AM
Xin góp ý với mostlaw, thông tư 79/1997 mà bạn trích dẫn chỉ áp dụng được cho những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. Xin được trích dẫn nội dung của TT này dưới đây. Những doanh nghiệp này không phải là hàng hiếm, tuy nhiên không phải là tất cả doanh nghiệp đều đáp ứng được những yêu cầu này.

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

Là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động theo đúng ngành nghề quy định trong giấy phép kinh doanh, thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán và có đủ một trong hai điều kiện sau đây là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.

1. Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên từ 10 đến 100 lao động nữ và có số lao động nữ chiếm từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ có số lao động nữ từ 30% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.

Người lao động nữ nói trong Thông tư này được hiểu theo nội dung quy định tại điểm 1 - Mục I Thông tư số 03 LĐTBXH/TT ngày 13-1-1997 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

3. Các đơn vị sự nghiệp, cơ quan văn phòng thuộc các Tổng công ty Nhà nước nếu không trực tiếp làm công việc kinh doanh không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này.

tanphuoc
26-07-2012, 09:28 AM
uh`. Đúng vậy tôi quên chưa trích đối tượng điều chỉnh của thông tư này. Và cũng xin nói với bạn rằng những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ không phải hàng hiếm đâu. RvLaBg có văn bản nào khác quy định về nội dung tớ post bên trên không tớ xin 1 bản?
Thanks