PDA

View Full Version : cách chức đang trong thời kỳ thai sản.


tanphuco
26-07-2012, 09:20 AM
em có một trường hợp nhờ các anh chị giải đáp giùm:
"Nữ nhân viên A là người kiểm tra hàng hóa của công ty B, hiện đang có thai 6 tháng. Ngày 26-03-2009, giám đốc công ty B gọi A lên văn phòng giao việc cho A là ngày 27-03-2009 công ty phải nhận một chuyến hàng quan trọng, hiện trong công ty chỉ có A là có đủ năng lực và kinh nghiệm để kiểm tra chất lượng của hàng hóa trước khi nhận hàng từ đối tác. Ngày 27-03-2009 A không đến công ty nhận hàng được với lý do chuyển dạ đột ngột, Việc A không đến đúng như kế hoạch kiến cho công ty thiệt hại khá nhiều tiền vì nhận phải hàng kém chất lượng. Giám đốc công ty B đã sử dụng hình thức kỷ luật là cách chứ đối với nhân viên A trong trường hợp trên hình thức kỷ luật đúng hay sai?? tại sao??

Lưu ý: Trong trường hợp này việc thiệt hai của công ty không liên quan đến đối tác vì có thỏa thuận trong hợp đồng việc kiểm tra chất lượng hàng hóa là do bên công ty B đảm nhận bên giao hàng không chịu trách nhiệm khi công ty B đã chuyển hàng vào kho.


mấy anh chị có thể giúp em giải quyết tình huống này.... thankssssss

tqcovtau
26-07-2012, 09:20 AM
Theo quy định tại :
Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02 - 4 - 2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

Tớ chỉ nêu được nội dung những quy định của pháp luật thui còn nói đúng hay sai bạn nhờ người khác vậy.
Thân!

pjhuyenhanh
26-07-2012, 09:21 AM
Gợi ý cho Way vài điều:
Hành vi của con người luôn luôn bị chi phối bởi 2 yếu tố: tính tự do và tính tất yếu.
- Tính tự do là chủ thể hành vi có nhiều lựa chọn cách thức xử sự
- Tính tất yếu: trong 1 số trường hợp chủ thể hành vi không được lựa chọn cách thức xử sự mà bị chi phối và buộc phải xử sự theo bản năng con người. Trong 1 số trường hợp cụ thể pháp luật không quy định đó là hành vi trái pháp luật và không bị kết tội.

Như vậy, việc chuyển dạ sinh con của chị A là điều hoàn toàn phù hợp với tự nhiên, chị A không được lựa chọn hoãn lại việc chuyển dạ để nhận việc theo yêu cầu của công ty.
Hơn nữa, pháp luật lao động đã dành hẳn 1 chương riêng để bảo vệ người lao động nữ như kéo dài việc xem xét xử lý kỷ luật (nếu có)...

tqcovtau
26-07-2012, 09:21 AM
- Trong các biện pháp kỷ luật người lao động theo Bộ luật lao động thì không có biện pháp "cách chức" bạn nhé.
- Cái "chức" của chị A là công việc mà 2 bên giao kết theo HĐLĐ. Do vậy, nếu GĐ muốn "cách chức" thì chờ chị đi làm rồi thỏa thuận thay đổi HĐLĐ từ công việc này sang công việc khác.

qnkha
26-07-2012, 09:21 AM
Xin ghi nhận lời góp ý của bạn nhưng bạn giải thích sao về nội dung quy định của pháp luật tôi đã trích dẫn bên trên.
Thân!

kaiser
26-07-2012, 09:21 AM
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn. Từ "bạn" của tôi trong câu "Trong các biện pháp kỷ luật người lao động theo Bộ luật lao động thì không có biện pháp "cách chức" bạn nhé" có nghĩa là chủ topic. Tôi muốn giải thích rõ với bạn chủ topic về việc "cách chức" không phải biện pháp kỷ luật.
Xin lỗi vì gây hiểu lầm