PDA

View Full Version : Sa thải lao động


yensaokh
26-07-2012, 09:11 AM
có một tình huống xin trao đổi với các bác:
Anh B làm việc cho doanh nghiệp X có 100% vốn nước ngoài với hợp đồng lao động xác định thời hạn 36 tháng. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, anh B đã bỏ doanh nghiệp đi du lịch 7 ngày mà không được sự đồng ý của doanh nghiệp. Giám đốc doanh nghiệp đã ra quyết định sa thải anh B và không cho anh B được hưởng trợ cấp thôi việc và còn yêu cầu anh phải bồi thường chi phí đào tạo (vì trước đó doanh nghiệp đã tổ chức đào tạo nghề 6 tháng và có hợp đồng học nghề).
Trong trường hợp này:
- quyết định sa thải của Giám đốc doanh nghiệp là đúng hay sai?
- Việc anh B không được trợ cấp thôi việc là phù hợp với pháp luật hay không?
- Việc anh B phải bồi thường chi phí đào tạo có phù hợp với quy định của pháp luật không?

umivungtau
26-07-2012, 09:11 AM
Xin trả lời bạn như sau:

- Theo những dữ kiện trên thì anh B và công ty nước ngoài này giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm (khoản 1b điều 27 Luật Lao động).

- Vì anh B tự ý bỏ việc 7 ngày, nên căn cứ theo khoản 1c điều 85:

1- Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
c) Người lao động tự ý bỏ việc bảy ngày trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng.
--> Anh B bị sa thải và không được hưởng trợ cấp thôi việc là phù hợp với luật định.
Căn cứ theo khoản 3 điều 24:
Trong trường hợp doanh nghiệp nhận người vào học nghề để sử dụng thì hợp đồng học nghề phải có cam kết về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp và phải bảo đảm ký kết hợp đồng lao động sau khi học xong. Người học nghề sau khi học xong, nếu không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường phí dạy nghề.
--> Vì vi phạm dẫn đến bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, anh B không làm việc theo cam kết về thời hạn hợp đồng có đào tạo học nghề, nên anh B phải bồi thường chi phí đào tạo học nghề cho công ty.

hungbaoco
26-07-2012, 09:11 AM
- Theo tôi thì người lao động vẫn được trợ cấp thôi việc vì không thuộc vào trường hợp bị sa thải theo điểm a, b khoản 1 Điều 85; phù hợp với khoản 2 Điều 42 nên sẽ được trợ cấp thôi việc theo khoản 1 Điều 42. Mỗi năm làm việc sẽ được nhận nửa tháng lương.

kim-ef
26-07-2012, 09:11 AM
- Luật sửa đổi bổ sung thì chỉ cần nghỉ 5 ngày cộng dồn trong một tháng và 20 ngày cộng dồn trong một năm là có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỉ luật.
- Theo khoản b điều 42 thì anh B vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc
- Trường hợp này anh B không phải bồi thường chi phí dạy nghề vì theo mình hiểu "nếu không làm việc như cam kết" nghĩa là không được đào tạo nghề xong mà không làm việc cho công ty đó thì mới phải bồi thường còn trường hợp này đã làm việc rồi, và bị công ty sa thải thì không phải bồi thường chi phí học nghề

tv20b68
26-07-2012, 09:11 AM
- quyết định sa thải của Giám đốc doanh nghiệp đúng. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 85 bộ luật lao động.
- Việc anh B không được trợ cấp thôi việc : phải căn cứ vào thời gian công tác thực tế của người đó tại công ty đã đủ 12 tháng chưa (bao gồm cả thời gian học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức) và theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP.
- Việc anh B phải bồi thường chi phí đào tạo: vấn đề này tôi cũng thấy khó suy nghĩ đấy, phải căn cứ vào hợp đồng lao động thôi.
Còn bồi thường chi phí đào tạo căn cứ vào điểm 4 phần III thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH của bộ lao động thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2003/NĐ-CP
4. Việc bồi thường chi phí đào tạo theo Điều 13 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Người lao động được đào tạo ở trong nước hoặc ngoài nước từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do phía nước ngoài tài trợ cho người sử dụng lao động, sau khi học xong phải làm việc cho người sử dụng lao động một thời gian do hai bên thỏa thuận.
b) Người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Bộ Luật Lao động, khi chưa học xong hoặc học xong không làm việc cho người sử dụng lao động đủ thời gian như đã thỏa thuận, thì phải bồi thường mức chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ cho người học do người sử dụng lao động tính có sự thỏa thuận của người lao động.
Thỏa thuận nêu ở điểm a và điểm b trên đây phải bằng văn bản có chữ ký của người sử dụng lao động và người lao động.