PDA

View Full Version : luât lao động giúp em với


danglongco
26-07-2012, 09:00 AM
em làm nhân viên bán hàng em vừa được củ đi đào tạo về nhưng giờ công việc vất vả quá cửa hàng bọn em chỉ có hai nhân viên nên phai trông hàng từ 7h sáng đến 9h tối . thiếu ngủ nên em cảm thấy rất mệt mỏi và không thể tiêp tuc công viêc được . cho êm hỏi ong chủ em sủ đung lao đông như vậy co trái pháp luật không vì em nghe theo luât lao đông ngày lam 8h thôi mà . giờ em nghỉ việc có vi pham. luật lao động không ?
em phải lam thê nào ?

mtcorp
26-07-2012, 09:00 AM
Chào bạn Anh Nguyet sau đây tôi xin trả lời thắc mắc của bạn như sau:
Ở đây bạn không nêu rõ là bạn ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động (tức ông chủ của bạn) với thời hạn như thế nào, trong hợp đồng đó thỏa thuận về thời gian làm việc bao nhiêu h một ngày và bạn cũng không nói rõ khi được cử đi đào tạo thì trong hợp đồng có nêu rõ điều khoản bạn phải làm việc ở đó là bao lâu hay không? nên tôi chỉ đưa ra những ý kiến theo những thông tin bạn đã nêu dưới đây?
1. Theo quy định tại luật lao động tại khoản 1 điều 68 về thời gian làm việc " thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 tiếng trong một tuần...." . Và theo điêu 69 BLLĐ quy định" người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ nhưng không quá 4 giờ trong một ngày..." như vậy việc bạn làm việc từ 7h sáng dến 9h tối, ông chủ của bạn đã vi phạm pháp luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
2. Tại K1 điều 37 của luật lao động quy định: " Người lao động làm việc theo hợp đồng có xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo thời vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau:“ Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được đảm bảo các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng ;...... ”
Và theo điểm a khoản 2,3 điều 37 luật lao động quy định: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người lao động phải báo trước với người sử dụng lao động biết trước ít nhất là 3 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo thời vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng và ít nhất là 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Tôi xin lưu ý thêm với bạn về trường hợp của bạn được ông chủ của bạn cử đi đào tạo. Vì bạn không nói rõ nên tôi không đưa ra được cách giải quyết cụ thể nhưng theo quy định tại tiểu mục 4 Mục III Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2002/NĐ-CP qui định:
a) Người lao động được đào tạo ở trong nước hoặc ngoài nước từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do phía nước ngoài tài trợ cho người sử dụng lao động, sau khi học xong phải làm việc cho người sử dụng lao động một thời gian do hai bên thỏa thuận.
b) Người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động, khi chưa học xong hoặc học xong không làm việc cho người sử dụng lao động đủ thời gian như đã thỏa thuận, thì phải bồi thường mức chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ cho người học do người sử dụng lao động tính có sự thỏa thuận của người lao động.
Thỏa thuận nêu ở điểm a và điểm b trên đây phải bằng văn bản có chữ ký của người sử dụng lao động và người lao động.
Chúc bạn tìm được cách giải quyết vấn đề của mình.

furniweb
26-07-2012, 09:00 AM
cảm ơn Trang vi nhưng thông tin nêu trên
mình được nhân vào làm chính thúc nhưng không thây chủ bảo kỹ hợp đồng . Do thiếu hiểu biết nên mình cung không yêu cầu
Mình được chủ củ đi học , mình đã học xong và lam được một tháng rồi .
Vì của hàng chi nhánh mình trông chỉ co mỗi 2 nhân viên nên bọn mình phải trông từ sáng tới tối , vã suốt 7 ngày trong tuần như vậy , thành thật mà nói thì công viêc không phải là vất vả . Nhưng thời gian làm việc lâu quá , thiếu thời gian nghỉ ngơi ,tình trạng thiếu ngủ , đã thế lại thường xuyên bị chủ mắng , nên minh thấy rất mệt mỏi . tình trạng đó mà kéo dài thêm dù có phải bồi thường minh cũng vấn phải bỏ việc thôi.
mình muôn hỏi là giơ mà minh bỏ việc thì có sao không ?

tanphuco
26-07-2012, 09:00 AM
Ý kiến tiếp theo của chúng tôi về trường hợp này như sau:

Cơ sở pháp lý:

- Luật lao động
- NĐ 44/2003/NĐ-CP
- NĐ 195/CP

Các quy định cụ thể:

Theo quy định tại K1, Đ2, NĐ 44/2003/NĐ-CP
1. Tổ chức, cá nhân sau đây khi sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động:
a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
c) Các cơ quan hành chính, sự nghiệp có sử dụng lao động không phải là công chức, viên chức nhà nước;
d) Các tổ chức kinh tế thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân sử dụng lao động không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ;
đ) Hợp tác xã (với người lao động không phải là xã viên), hộ gia đình và cá nhân có sử dụng lao động;
e) Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngoài công lập thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.
g) Cơ quan, tổ chức, cá nhân, nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;
h) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng lao động nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Do vậy, trong trường hợp này, người sử dụng lao động (NSDLĐ) không giao kết HĐLĐ với bạn là trái các quy định pháp luật.

Theo quy định tại K1, Đ68 Luật lao động:

1- Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Đ69, Luật lao động
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhưng không quá bốn giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không được quá 300 giờ trong một năm do Chính phủ quy định, sau khi tham khảo ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.

Do vậy, bạn chỉ phải làm việc tối đa 12h/ngày nếu có thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ. Trường hợp này, NSDLĐ bắt bạn phải làm việc từ 7h đến 21h là hoàn toàn trái với các quy định của pháp luật.

Từ các phân tích nêu trên, chúng tôi thấy bạn hoàn toàn có cơ sở để chấm dứt công việc trên mà không phải lo lắng về bất cứ trách nhiệm nào.

Cảm ơn sự quan tâm của bạn!