PDA

View Full Version : Đất đai, nhà cửa


pjhuyenhanh
25-07-2012, 10:50 AM
Bố mẹ tôi được nhà nước cấp cho sử dụng thửa đất để xây dựng nhà ở, thửa đất trên có đầy đủ giấy tờ trích đo hợp pháp, bố mẹ tôi cũng đóng góp đầy đủ thuế đất và nghĩa vụ với nhà nước. Sau khi bố mẹ tôi qua đời tôi được thừa hưởng lại toàn bộ diện tích thửa đất trên do bố mẹ tôi để lại và tôi đã xin nhà nước cấp cho tôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( bìa đỏ ) theo đúng các giấy tờ và trích đo bố mẹ tôi để lại.
Nay tôi muốn xây dựng và cải tạo lại nhà cửa nên tôi đo lại diện tích thửa đất trên thi thấy thiếu so với diện tích trên gấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( bìa đỏ ) mà nhà nước đã cấp cho tôi.cụ thể là trên gấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiều ngang thửa đất gia đình tôi có số đo là 15.80m. nhưng khi tôi đo thì chỉ được có 15.2m. tôi đã mời địa chính xã cùng với trưởng thôn vào đo và xác định lại ranh giới đất cho gia đình tôi và gia đình có đất giáp ranh với gia đình tôi. Ban địa chính cùng hai gia đình đo lại, khi đo đủ diện tích đất của gia đình giáp ranh với gia đình tôi ( theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ) thì diện tích đất của gia đình tôi cũng đủ như trên giấy tờ. ban địa chính cùng hai gia đình đã cùng nhau cắm mốc và căng giây thì thấy gia đình có đất giáp ranh với đất gia đình tôi đã xây một phần công trình phụ ( bếp, chuồng lơn, nhà vệ sinh ) sang phần đất nhà tôi.như vậy là gia đình có đất giáp ranh với gia đình tôi đã xây sang đất gia đình tôi là 0.8 m chiều ngang.
Hai gia đình cùng nhau làm biên bản xác nhận và người đứng tên chủ sở hữu mảnh đất giáp ranh với đất gia đình tôi đã xác nhận và ký tên.
Trong biên bản có ghi rõ là khi nào tôi có nhu cầu sử dụng phần đất mà gia đình bên cạnh đã xây sang đất gia đình tôi thì gia đình họ phải rỡ bỏ toàn bộ công trình đã xây dựng sang đất gia đình tôi để trả lại đât cho gia đình tôi. hai bên cùng nhau ký tên và xác nhận.
Nhưng khi gia đình tôi có nhu cầu sử dụng tôi có yêu cầu gia đình bên cạnh trả lại phần đất mà họ đã xây sang đất của gia đình tôi theo như trên văn bản hai bên cùng xác nhận thì họ lại không đồng ý và họ đưa đơn ra UBND xã với lý do là ngày xưa sao bố mẹ tôi lại để cho họ xây dựng sang mà không hề có ý kiến gì vì vậy là bố mẹ tôi đã cho họ phần đất trên. trong khi đó toàn bộ mọi người trong gia đình tôi từ trước tới nay chưa có một ai được nghe bố mẹ tôi nói là đã cho gia đình bên cạnh phần đất nói trên và cũng không hề có một giấy tờ gì liên quan tới sự việc đó. Hơn thế nữa gia đình tôi từ trước tới nay vẫn phải đóng góp đầy đủ thuế đất cho nhà nước theo diện tích đất mà nhà nước đã cấp cho gia đình tôi trân giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Vì vậy tôi muốn hỏi diễn đàn là gia đình tôi muốn đòi lại phần đất trên là đúng hay sai? nếu là đúng thì xin diễn đàn cung cấp cho tôi một số điều luật cụ thể về luật đất đai có liên quan tới trường hợp như trên của gia đình tôi để gia đình tôi có thể diễn giải trước pháp luật. và nếu trường hợp mà UBND xã nơi tôi cư trú không giải quyết thỏa đáng được sự việc nêu trên thì gia đình tôi phải nhờ tới cơ quan chức năng nào thì có thể giải quyết được.
Mong diễn đàn cho tôi xin ý kiến càng sớm càng tốt.
Tôi xin chân thành cảm ơn diễn đàn.
Địa chỉ liên lạc; nguyennghia090@yahoo.com

furniweb
25-07-2012, 10:50 AM
Về nguyên tắc, việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực của các cơ quan có thẩm quyền, và chỉ hoàn thành khi người được tặng cho đã đi đăng bộ và được cấp giấy. Lúc này quyền sử dụng đất mới thuộc về người được tặng cho.

Căn cứ Điều 46 của Luật Đất đai năm 2003 và Điều 152 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ quy định:

Bên được tặng cho quyền sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ gồm có:

- Văn bản cam kết tặng cho, hợp đồng tặng cho, hoặc quyết định tặng cho quyền sử dụng đất của tổ chức;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).

Theo khoản 1 và khoản 2 điều 138 luật đất đai 2003 quy định :

1.Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

2. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:

a) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;

b) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân;

c) Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

Chào bạn !