PDA

View Full Version : Thắc mắc về: miếng đất trước và sau!


huongmoi
25-07-2012, 10:34 AM
Xin chào diễn đàn!
Tôi có thắc mắc xin diễn đàn giải đáp giùm:
Tôi có miếng đất và xây nhà ở cách đây 30 năm, miếng đất tôi nằm phía sau miếng đất của bác tôi nhưng không có lối đi vào, thời gian đó tôi có hỏi bác tôi xin cho 1 lối đi vào (dài khoảng 10m, ngang khoảng 1m) bác đã đồng ý (chỉ thỏa thuận bằng miệng với nhau). Nhưng thời gian gần đây bác đã cho miếng đất đó cho con gái và người này đã rào lối đi lại không cho tôi đi vào nhà của tôi (nhưng đây là lối đi duy nhất của nhà tôi). Vậy xin hỏi diễn đàn người con này có quyền rào lại không? Và không cho tôi đi lối đi này là đúng hay sai?
Mong diễn đàn giải đáp sớm giùm tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

thanhhacfurniture
25-07-2012, 10:34 AM
xin trả lời bạn, theo quy định trong Bộ luật Dân sự
Điều 273. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề
Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác.
Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Như vậy nếu gia đình bạn không còn lối đi nào khác và cũng đã đi lối đi đó 30 năm rồi thì việc bịt lối đi là sai, họ buộc phải để lại lối đi cho nhà bạn.