PDA

View Full Version : Cho mình hỏi một chút về trách nhiệm liên đới


inexim-iec
25-07-2012, 10:30 AM
cho mình một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một nghĩa vụ dân sự liên đới có đối tượng là tài sản
----------------------------------------------
Nghĩa vụ dân sự liên đới là loại nghĩa vụ nhiều người, trong đó, một trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ hoặc một trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Ông A và ông B cùng góp vốn để xây dựng khách sạn. Ông A và B đã ký hợp đồng xây dựng với ông C chủ công ty xây dựng I Hà nội. Hợp đồng yêu cầu ông C phải xây khách sạn cho ông A và B đúng bản thiết kế mà ông A và ông B đã chuẩn bị sẵn, ông C phải xây dựng khách sạn trong 8 tháng từ 01/02/2009 đến 01/10/2009 với thù lao xây khách sạn là 15 tỉ đồng Việt Nam. Sau khi hợp đồng được ký ông C đã thuê các ông D, E, F xây khách sạn cho ông A và B theo yêu cầu của ông C. Hết hạn hợp đồng xây dựng khách sạn mà khách sạn vẫn chưa xây song vì trong quá trình thi công xây dựng khách sạn công ty ông F phá sản. do đó ông A đã yêu cầu ông C phải tiếp tục xây dựng khách sạn và phải bồi thường thiệt hại là 1 tỉ đồng Việt Nam do chậm thời hạn bàn giao khách sạn như hợp đồng đã ký, ông C không chấp nhận yêu cầu của ông A với lí do ông A có quyền yêu cầu các ông D, E, F vì ông C đã thuê họ. Do ông C không đồng ý yêu cầu của mình nên ông A đã đệ đơn lên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội kiện ông C.
Qua tình huống trên chúng ta thấy ông A và ông B có quyền liên đới đối với ông C, D, E, F. Các ông D, E, F có nghĩa vụ dân sự liên đới với ông C. Các ông C, D, E, F có nghĩa vụ dân sự liên đới với các ông A và B.
Trong tình huống này nếu sảy ra các trường hợp sau thì quan hệ nghĩa vụ dân sự sẽ bị thay đổi:
Nếu ông C ký hợp đồng riêng rẽ với các ông D, E, F giả dụ như ông C ký hợp đồng với ông D việc xây dựng khách sạn (thợ xây), ông E việc đồ mộc và sắt thép, ông F với nhiệm vụ là trang trí nội thất thì việc khách sạn chưa hoàn thành là do ông F công ty bị phá sản nên không thể trang trí nội thất cho khách sạn được, về phần mình các ông D, E đã hoàn thành công việc của mình đúng như hợp đồng thì các ông D, E không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc thay ông F vì đây là nghĩa vụ dân sự riêng rẽ. ông C không có quyền yêu cầu các ông D, E phải thực hiện công việc của ông F. mà ông C phải tiếp tục công việc hoàn thành khách sạn cho ông A và ông B. còn việc ông E không thể tiếp tục công việc do công ty bị phá sản thì giữa ông C và ông E sẽ phải sử vào một vụ án dân sự khác.
Nếu ông C ký hợp đồng với cả 3 ông D, E, F cùng thực hiện công việc xây dựng khách sạn thì khi ông F không thể tiếp tục công việc xây dựng khách sạc được thì các ông D, E phải tiếp tục hoành thành phần công việc mà ông F để lại. khi các ông D, E thực hiện việc xây khách sạn song có thể yêu cầu ông E phải thanh toán khoản tiền và công sức mà mình đã bỏ ra để hoàn thành công việc cho ông F. Lúc này các ông D, E trở thành người có quyền trong nghĩa vụ hoàn lại.
:-?

minhduongf
25-07-2012, 10:30 AM
Ví dụ này thì rất nhiều:
Ví dụ A và B là vợ chồng. Trong thời gian vợ chồng chung sống B vay của C (một người bạn của B) một khoản tiền là 5 triệu đồng để mua sắm đồ đạc trong nhà. Trong trường hợp này mặc dù hợp đồng vay mượn chỉ có B đứng tên là người đi vay nhưng vợ của B là A có trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng (nghĩa vụ trả nợ) vì theo quy định tại điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 "vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình".