PDA

View Full Version : Mọi công dân VN đều có quyền sử dụng đất ?


myanco2003
25-07-2012, 10:23 AM
Mọi người giải đáp dùm em câu hỏi như em đã viết ở phần tiêu đề với ạ
"Nếu nói mọi công dân VN đều có quyền sở hữu đất đai, điều đó đúng hay sai? Vì sao?"

Cảm ơn nhiều.

dongthanhqn
25-07-2012, 10:23 AM
Sai 100%, theo điều 5 luật đất đai 2003, đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước.

Công dân chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng đất đai

dangquang1
25-07-2012, 10:23 AM
Bạn nguyenvuan trích dẫn chưa thực sự chính xác nên dẫn đến kết luận chưa đúng, mình xin góp ý như sau:

Theo K1, Điều 5, Luật Đất đai 2003 thi "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu "

Đối với câu hỏi của bạn catling, tôi xin trả lời như sau:

"Mọi công dân VN đều có quyền sử dụng đất": Điều này đúng vì bạn đi ra đường thì bạn cũng đã phải sử dụng đến đất rồi :D


"Nếu nói mọi công dân VN đều có quyền sở hữu đất đai": Điều này vừa đúng vừa sai. Nếu bạn có đất hợp pháp thì bạn cũng chỉ được cấp GCN quyền sử dụng đất thôi nhé, chứ không phải GCN quyền sở hữu đâu. Nhưng thực tế thì quyên sử dụng của bạn thường là mãi mãi và bạn có quyền định đoạt, chuyển nhượng, cho thuê... ---> thế thì thực chất có khác gì là bạn sở hữu không :D

tanphuco
25-07-2012, 10:23 AM
Cho em đính chính lại chút, người sử dụng đất chỉ có quyền được quy định tại điều 106 Luật đất đai 2003, quyền của người sử dụng đất chỉ tương đối còn phải phụ thuộc vào các chính sách quản lý của nhà nước.

Còn vấn đề người sử dụng đất có quyền định đoạt là không hẳn - công dân chỉ có quyền chiếm hữu và quyền sử dụng đất.

camphat
25-07-2012, 10:23 AM
Nếu tôi có đất và giấy tờ hợp pháp thì bạn chỉ cho tôi là tôi không có quyền định đoạt ở chỗ nào? :D
Còn nói về chữ "không hẳn" thì sẽ dẫn đến vô vàn các nghĩa khác vì bản thân mỗi người "không hẳn" là được tự do, còn bị rằng buộc bởi gia đình, xã hội, pháp luật... nói chung là "tự do trong khuôn khổ". Còn những đièu tôi nói ở đấy "không hẳn" đã đúng, phải không? :D

daithanhxk
25-07-2012, 10:23 AM
Về mặt lý thuyết thì bạn đúng. Nhưng thực tế thì đa dạng hơn rất nhiều. Một khi bạn có quyền sử dụng hợp pháp đối với đất đai bạn có thể làm bất cứ điều gì đối với đất đai đó trong khuôn khổ pháp luật cho phép (mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, xây dựng công trình kiến trúc trên đất....). Hỏi bạn rằng, đó không phải là quyền định đoạt thì là gì nhỉ? Bạn còn muốn định đoạt như thế nào đối với đất đai thuộc quyền sử dụng của mình nữa nào?. Mọi cái chỉ là tương đối. Ngay cả bản thân khái niệm quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) cũng chỉ là tương đối mà thôi.

manhhatuna
25-07-2012, 10:23 AM
Nếu phân tích , quyền sở hữu của con người bao gồm: Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Nếu như anh nói thì công dân có quyền định đoạt, như vậy sẽ gây mâu thuẫn với Điều 5 luật đất đai 2003.

Tôi xin trích " khoản 2 điều 5 luật đất đai 2003" , tại các điểm đó thì công dân không có quyền định đoạt đối với đất được

Ví dụ, Thực hiện quy hoạch khu B thành công viên, UBND ra quyết đinh thu hồi đất và bồi thường ---> như vậy anh thực hiện quyền định đoạt bằng cách nào?

thienphuong
25-07-2012, 10:23 AM
dạ, đây là 1 câu hỏi nằm trong phần thi hết môn của em ,vì ngành của em ko chuyên về luật đất đai nên em ko biết trả lời thế nào. Nếu em tổng hợp lời chỉ bảo của các anh chị thì em vẫn chưa biết nên lấy phần nào và bỏ phần nào cả :pcry: . Các anh chị có thể chốt lại dùm em lý do vì sao lại đúng/sai hoặc chưa hẳn là đúng/sai đc ko ạ? và trích giùm em cả các căn cứ có liên quan với :adore:

safashion
25-07-2012, 10:23 AM
Đây là vấn đề còn nhiều tranh cãi, những bài viết trên mang tính chất tranh luận, chỉ có giá trị tham khảo. Bạn làm bài thi thì tốt nhất là nói theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 17, 18 Hiến pháp 1992, Điều 5 Luật đất đai, Điều 688 Bộ luật dân sự là những cơ sở pháp lý trả lời cho thắc mắc của bạn.