PDA

View Full Version : Khuếch trương giá trị di sản văn hóa du lịch cù lao chàm


tcknhid
23-07-2013, 12:11 PM
Tỉnh Quảng Nam là nơi hội tụ các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận như: Đô thị cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn, Khu dự trữ sinh quyển thế giới cù lao chàm (http://dacotours.com/vi/tour/Du-lich-Cu-Lao-Cham-54/). Vì vậy, việc phát huy giá trị của di sản gắn với phát triển du lịch cù lao chàm (http://dacotours.com/vi/tour/Du-lich-Cu-Lao-Cham-54/) được chính quyền địa phương chú trọng nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến với những danh lam thắng cảnh của mảnh đất được coi là miền di sản này.
Hội thảo “Phát huy các giá trị di sản văn hóa đối với phát triển kinh nghiệm từ du lịch hội an (http://dacotours.com/vi/tour/Du-lich-Hoi-An-54/)” diễn ra vào ngày 22-6, tại thành phố Hội An, do Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức đã thu hút sự quan tâm của đông đảo đại diện các nhà nghiên cứu văn hóa, du lịch (http://dacotours.com/) trong cả nước. 20 tham luận của các chuyên gia trong lĩnh vực này đã đánh giá đúng thực trạng của việc phát triển du lịch và bảo vệ di sản văn hóa của tỉnh Quảng Nam và một số địa phương trong cả nước.
Nhiều tài nguyên di sản văn hóa bị “bỏ sót”
Di sản và du lịch có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Du lịch không chỉ dựa vào di sản để phát triển mà còn mang sứ mệnh cao cả, đó là tôn vinh giá trị di sản, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của di sản đã được kết tinh và gìn giữ. Di sản là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động cơ tác động đến quyết định tiêu dùng của du khách.
Trong chuỗi các di sản văn hóa tại Việt Nam, phố cổ Hội An là một điểm sáng trong khai thác hiệu quả giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch. Chính ngành công nghiệp không khói đã đem lại doanh thu, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỉnh Quảng Nam đã đón hơn 1,6 triệu khách, tăng 19,58% so với cùng kỳ, thu nhập từ du lịch đạt 1.859 tỷ đồng.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành Tổng cục Du lịch, tại các địa phương có di sản văn hóa thế giới, lượng khách du lịch tăng trưởng rõ rệt qua các năm. Từ thực tiễn công tác quản lý di sản tại Quảng Nam cho thấy thành công của công tác bảo tồn là thành quả chung của sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền các cấp, cộng đồng dân cư và các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Ở đó, công tác phát huy giá trị di sản luôn song hành, tạo nguồn lực cho việc bảo tồn.
Với đô thị cổ Hội An, chính quyền địa phương đã tích cực khởi đầu, tạo nên những tiền đề vững chắc có sức ảnh hưởng và thu hút cộng đồng dân cư. Khi Hội An được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản văn hóa thế giới vào tháng 12-1999, khách du lịch tăng ngày một nhiều, nhân dân tự hào và cảm thấy lợi ích do du lịch mang lại và tích cực tham gia vào các hoạt động quản lý di sản tại địa phương.

Những hoạt động bảo vệ di sản và phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Hội An đã mang lại lợi nhuận cho người dân nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh các vấn đề tiêu cực, đó là tình trạng thương mại hóa trong phố cổ Hội An có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến cảnh quan di tích; áp lực của du lịch làm thay đổi sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân địa phương.
Khác với Hội An, Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng sông Hồng, nơi khởi phát của nền văn minh lâu đời, lại có lịch sử hàng ngàn năm nên việc giữ gìn, phát huy giá trị di sản gắn với du lịch rất cần thiết. Văn hóa vật thể và phi vật thể của mảnh đất Thăng Long- Hà Nội thể hiện trong kiến trúc, chữ viết cổ, đặc biệt là 82 bia đá thời Lê-Mạc ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, không gian văn hóa làng nghề, ẩm thực, phong tục, tập quán, tín ngưỡng…Nhiều địa danh văn hóa của thủ đô đã trở thành “điểm đến du lịch” hấp dẫn du khách như: Phố cổ Hà Nội, Bát Tràng, Vạn Phúc, Đường Lâm…
Theo Phó Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội Mai Tiến Dũng, việc phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch của Thủ đô chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội. Ngoài các điểm đến và các hoạt động văn hóa được giới thiệu và biết đến vẫn còn nhiều các địa điểm, di tích bị “bỏ sót” hoặc chưa khai thác hết giá trị phục vụ cho du lịch. Những bộ môn nghệ thuật truyền thống như: Ca trù, Chèo, hát Xẩm…và ngay cả Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, thành Cổ Loa cũng chưa được tổ chức, quảng bá và giới thiệu rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước.
Vẫn còn nhiều “sạn” tại một số điểm du lịch di sản
Theo bà Lê Thị An Hòa-Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, cần phải đưa các di sản văn hóa vào phát triển du lịch nhưng vẫn phải bảo đảm được rằng, du lịch sẽ không ảnh hưởng, xâm hại tới di sản. Do đó, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhà quản lý, cộng đồng và người làm du lịch thì rất cần chủ trương định hướng phát triển những hoạt động du lịch. Các đơn vị lữ hành cần đưa những chương trình du lịch mang tính tôn trọng, chung tay bảo tồn di sản. Chính du khách cũng cần xác định lại mục tiêu, sự quan tâm của mình đối với di sản. Nên đến với di sản bằng sự đam mê, hiểu biết, thẩm mỹ, kiến trúc, lịch sử thay vì sự hiếu kỳ hoặc do hiệu ứng đám đông. Những du khách yêu quý di sản, biết tôn trọng di sản thì sẽ không xâm hại đến nó.
Nói về những bất cập tại một số điểm du lịch di sản, bà Lê Thị Kim Oanh, Giám đốc Vietravel miền Trung cho rằng, vấn đề khiến các cơ quan quản lý du lịch đau đầu nhất là tình trạng chèo kéo khách mua hàng, xe xích lô, taxi đòi tiền khách du lịch quốc tế phải trả với giá “trên trời”. Những hành động này đã đánh mất hình ảnh thân thiện, hiếu khách của người Việt Nam trong mắt du khách quốc tế.
Để phát triển thương hiệu du lịch văn hóa bền vững thì cần đến những giải pháp mang tính gắn kết chặt chẽ. Các giá trị của di sản không thể cất giữ trong bảo tàng mà cần được giới thiệu để công chúng chiêm ngưỡng, thưởng thức và thông qua du lịch để khuếch trương, bảo tồn di sản văn hóa.
“Hầu hết những giá trị hấp dẫn du lịch về văn hóa mới khai thác bề nổi, dễ cảm nhận, dễ tiếp cận chứ chưa khai thác được chiều sâu bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là những giá trị phi vật thể; chưa được kết nối tạo dựng chuỗi giá trị và do vậy chưa làm nổi bật hình ảnh thương hiệu du lịch bằng những giá trị đậm nét văn hóa Việt Nam”, Tiến sĩ Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch khẳng định.
Du lịch Việt Nam đang cần khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế. Vì vậy, chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 đã xác định việc phát triển thương hiệu du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch phải dựa trên dòng sản phẩm du lịch chính để đẩy lên thành các thương hiệu mạnh, có khả năng cạnh tranh. Dòng sản phẩm du lịch văn hóa là một trong những định hướng ưu tiên, trong đó du lịch di sản là một trong những sản phẩm chính.

Công ty du lịch xứ ðà (Dacotours) xin mời anh tới Ðà nẵng tham quan thãm những danh lam thắng cảnh mà ông trời bang tặng cho đà nẵng, đem lại vẽ đẹp hồn nhiện cho các địa danh trên. Những danh lam thắng cảnh của Ðà nẵng xưa và ngày nay. Trân trọng kính chào!
THÔNG TIN TƯ VẤN VÀ LIÊN HỆ ÐẶT TOUR
http://dacotours.com/images/logo.png
Hotline: Võ Kim Trýờng 0914 136 151
Võ Tấn Ninh 0917 425 255
Đặc biệt: Đặt tours qua mạng sẽ có chính sách ưu đãi và khuyễn mãi hàng tuần do công ty dacotours tổ chức.
Đã CÓ TOUR HÂN HẬN PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH