PDA

View Full Version : Điều kiện xác lập QHPL về tranh chấp dân sự


chanvietco
20-03-2013, 10:52 AM
Điều 100 BLTTHS quy định
Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm
Và phần sau QPPL nêu tiếp
Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:

Tố giác của công dân;
Tin báo của cơ quan, tổ chức;
Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;
Người phạm tội tự thú.
Tất cả những khoản 1, 2, 3, 4, 5 được nêu chỉ là những cơ sở để xác định dấu hiệu tội phạm, không phải là căn cứ khởi tố
Như vậy, tuy có cơ sở nhưng vẫn không xác định được là "có dấu hiệu tội phạm" thì không được khởi tố vụ án hình sự.
Về mặt lý luận:
Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi tội phạm được thực hiện
Do đó, trong QHPLHS, chúng ta sẽ có 2 chủ thể:
Nhà nước <---> Người phạm tội
Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì không có người phạm tội , mốiu quan hệ trên chỉ là:
Nhà nước <==>Công dân
và như vậy, sẽ không có quan hệ pháp luật hình sự.
Một thông báo thụ lý vụ án trong TTDS xét về bản chất pháp lý, tương đương với 1 quyết định khởi tố vụ án hình sự, vì thông báo thụ lý vụ án đã xác lập một quan hệ pháp luật về tranh chấp dân sự chính thức, hai chủ thể xuất hiện trong quan hệ pháp luật tranh chấp dân sự như sau:
Trước khi có TBTLVA, mối quan hệ là:
Công dân <-->Công dân ==> Quyền và nghĩa vụ tương đương
Từ thời điểm có TBTLVA, mối quan hệ
* Nếu việc thụ lý không tuân thủ quy định pháp luật, mối quan hệ xuất hiện là:
Người khởi kiện <==>Người bị kiện : so sánh với TTHS, chỉ có đơn tố cáo, tin báo của cơ quan, tổ chức, trên phương tiện thông tin đại chúng...có nghĩa là mới chỉ có cơ sở, chưa xác định được "có dấu hiệu tội phạm"
* Thỏa mãn đầy đủ các điều kiện luật định, mối quan hệ sẽ rõ ràng:
Người bị thiệt hại <==>Người gây thiệt hại : so sánh với TTHS, đây là trường hợp đã "có dấu hiệu tội phạm"
Do tính chất pháp lý đặc biệt của việc ra một thông báo thụ lý vụ án, luật quy định rất rõ những điều kiện để thụ lý một vụ án dân sự.
Trên thực tế, việc thụ lý sai quy định pháp luật vẫn tồn tại, điều đó gây rối loạn sự hoạt động bình thường của những quan hệ xã hội bị tác động, nên việc phát hiện, xử lý các trường hợp thụ lý sai không những là một yêu cầu mang tính khách quan về mặt khoa học pháp lý, mà còn giúp cho các quan hệ dân sự diễn ra bình thường, tạo niềm tin lẫn nhau trong các giao dịch dân sự nhằm phát triển xã hội và đất nước.
Luật TTDS không xử lý trường hợp thụ lý sai vì nhà lập pháp đã không lường trước tình huống là có những người được đào tạo chuyên ngành mà vẫn có những sai phạm rất cơ bản. Từ đó, các giáo trình cũng không quan tân đến trường hợp này. Tuy nhiên, luật TTDS và Nghị quyết của HĐTP cũng đã quy định những điều kiện chặt chẽ để xác lập chính thức một quan hệ tranh chấp dân sự.
Xin mời các bạn cùng tham gia trao đổi và làm sáng tỏ những điều kiện cụ thể để có thể thụ lý vụ án, và xác định hậu quả đối với những vụ án dân sự được thụ lý không đúng quy định pháp luật.