PDA

View Full Version : Đền bù đất


thanhtinctm
20-03-2013, 09:48 AM
Xin hỏi luật sư mấy vấn đề sau:
1)Thế nào là đất rừng sản xuất?
2)Thế nào là đất trồng cây lâu năm?
3)Nếu khu đất được phân vào dạng đất rừng sản xuất nhưng lại trồng cây lâu năm(cụ thể là nhãn,vải) thì phân vào đất rừng sản xuất hay phân vào đất trồng cây lâu năm?
4)Các tỉnh thành khác vừa có loại đất "đất trồng cây lâu năm" vừa có loại đất "đất rừng sản xuất" nhưng tỉnh Ninh Bình chỉ có loại "đất rừng sản xuất".Phân như vậy có hợp pháp không?
5)Chúng tôi được nông trường giao khoán đất 49 năm (bằng hợp đồng giao khoán đất,không có sổ đỏ),nay tỉnh thu hồi đất làm khu công nghiệp,khung giá đền bù (theo loại "đất rừng sản xuất"(nhưng chúng tôi trồng nhãn,vải) của tỉnh ban hành là 18.000 đ/m2.Nhưng nông trường chỉ đền bù cho dân 5.000 đ/m2,còn giữ lại cho mình(nông trường) 13.000 đ/m2 với lý do mập mờ là dân không có sổ đỏ và /hoặc không có quyền sử dụng đất.
6)Tôi vốn không phải là người của nông trường nhưng được người của nông trường nhượng cho khu đất (Hợp đồng giao khoán đất mới này do tôi đứng tên (hợp đồng giao khoán đất cũ giữa nông trường và người nhượng đất cho tôi hết hiệu lực).Nay nông trường (nông trường cũng chính là chủ đầu tư khu công nghiệp này) không thanh toán các khoản hộ trợ (thí dụ hỗ trợ tái định cư) cho tôi với lý do tôi không phải là người của nông trường.Lý do này có hợp pháp không?
Xin chân thành cám ơn
thuy

hunghalico
20-03-2013, 09:48 AM
Trước tiên, trả lời bạn Thuy phân biệt loại đất:
Về phân nhóm thì đất trồng rừng sản xuất và đất trồng cây lâu năm đều thuộc nhóm đất nông nghiệp. Giá đất của 02 loại đất này có thể giống hoặc khác nhau tùy vào quy định của mỗi tỉnh.
Theo quy định, việc xác định loại đất căn cứ vào giấy chứng nhận, quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền (là UBND cấp huyện, cấp tỉnh). Nếu không có các giấy tờ nêu trên thì căn cứ vào hiện trạng sử dụng phù hợp với quy hoạch (Điều 6 Nghị định 181/2004/NĐ-CP).
Tuy bạn không có sổ đỏ (người nhận khoán đất trong nông trường không được cấp sổ đỏ theo quy định của pháp luật đất đai) nhưng Nông trường được UBND tỉnh quyết định giao đất và đã xác lập mục đích sử dụng đất (đất rừng sản xuất).
Theo quy định về bồi thường (Nghị định 197/2004/NĐ-CP) khi Nhà nước thu hồi đất nông, lâm trường, thì không bồi thường, chỉ hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất còn lại. Người nhận khoán đất trong nông, lâm trường cũng không được bồi thường về đất, chỉ được hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất còn lại.
Việc hỗ trợ này được nêu chi tiết trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nêu rõ chi tiết đến từng người (nông trường bao nhiêu, người nhận khoán bao nhiêu). Nếu chưa chi tiết thì đề nghị cơ quan lập phương án phải phân định chi tiết.
Liên quan đến nội dung câu hỏi của bạn, bạn cũng phải phân định cho được vấn đề: Nông trường là Chủ đầu tư khu công nghiệp nhưng việc lập phương án bồi thường và bồi thường như thế nào là việc của cơ quan Nhà nước (cụ thể là Hội đồng bồi thường huyện mà người của nông trường chỉ là một thành viên của Hội đồng này). Do đó, các chính sách hỗ trợ cho người nhận khoán đất (nếu có) phải do HĐBT huyện xem xét trên cơ sở lấy ý kiến nhân dân.
Vậy bạn có thể gặp trực tiếp cơ quan có chức năng về bồi thường của huyện (thường là Phòng Tài chính - Kế hoạch hoặc Đội bồi thường GPMB, ...) để được thông tin về các chính sách hỗ trợ cụ thể.