PDA

View Full Version : MẪU TƯỢNG ĐỒNG QUAN CÔNG KHẢM NGŨ SẮC ĐỒ ĐỒNG ĐẠI BÁI


99daila9
19-03-2013, 04:08 PM
TƯỢNG ĐỒNG QUAN CÔNG KHẢM NGŨ SẮC / ĐỒ ĐỒNG ĐẠI BÁI (http://dodongdaibai.vn/)

TƯỢNG ĐỒNG QUAN CÔNG KHẢM NGŨ SẮC ĐỒ ĐỒNG ĐẠI BÁI.
http://dodongdaibai.vn/uploads/files/ca3a6c00754656a2c613e4d43a662d89.jpg
http://dodongdaibai.vn/uploads/files/IMG_2127.jpg
http://dodongdaibai.vn/uploads/files/IMG_1973.jpg

TÍN NGHƯỠNG THỜ QUAN CÔNG

Tín ngưỡng thờ Quan Công vốn là tín ngưỡng ngoại nhập chứ không phải tín ngưỡng bản địa của người Việt ở Nam bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Tín ngưỡng này của người Hoa được người Việt tiếp nhận và trở thành một trong những vị thần gắn liền với đời sống văn hoá tinh thần của họ trên mảnh đất Nam bộ. Đặc biệt, không chỉ có người Hoa mà người Việt còn thỉnh Quan Công vào thơ ở trong nhà trên một “trang” thờ ở nơi cao trong nhà cùng với các thần, phật khác như: Cửu Thiên Huyền Nữ, Bà Chúa Ngọc, Quan Am, Thích Ca,… Quan Công trở thành vị thần độ mạng cho nam giới trong gia đình người Việt. Hình Quan Công được vẽ theo dạng tranh kiếng giống như bộ tượng Quan Công trong miếu hoặc Quan Công tay cầm Thanh Long đao đứng riêng, Quan Công xem án thư với nhiều kích cỡ khác nhau. Tùy vào độ tuổi của vị gia chủ mà bộ tượng Quan Công khắc trên tranh kiếng được thay đổi: Thanh Long đao hướng ra ngoài hay vào trong, vị trí tả hữu của Châu Xương, Quan Bình. Sau khi vị gia chủ mất hay vì một lý do khác, bức tranh thờ Quan Công được mang gửi lại trong chùa, miếu gần nhà, thậm chí là những ngôi miễu nhỏ trong xóm, ấp ven đường để hương khói tiếp tục. Quan Công không chỉ là vị thần thuộc phạm vi gia đình mà còn là vị thần mang tính chất tính ngưỡng cộng đồng của người Việt. Trong một số ngôi đình của người Việt , người ta còn thỉnh ông vào thờ cùng phối hưởng với thần Thành hoàng và các thần thánh khác của người Việt với bài vị khắc là “ Quan Thánh Đế Quân” hay tượng cốt, thậm chí có thể là một ngôi miếu nhỏ trong khuôn viên đình. Ở đình Bình Hòa- một ngôi đình cổ của Bến Tre có ngôi miếu thờ Quan Công khá lớn trong khuôn viên. Hàng năm, Ban Quí tế đình tổ chức cúng vía Quan Công ở miếu vào ngày 13/5 âm lịch. Một số ngôi chùa cổ ở Nam bộ cũng thờ Quan Công trong chánh điện với tư cách là Già Lam Bồ Tát độ trì tam bảo. Chẳng hạn ở Sắc Tứ Quan Am cổ tự- ngôi chùa cổ ở Thành phố Cà Mau trong chánh điện có tượng thờ Quan Công ngồi trên ngai một mình với một kiểu hơi khác với qui ước truyền thống: Râu 3 chòm, mặt áo giáp trụ xanh dương, khuôn mặt hiền từ, phúc hậu. Càng đặc biệt hơn, ở chùa An Phước (huyện Châu Thành- tỉnh Bến Tre) có ngôi miếu thờ Quan Công, bộ tượng Quan Công ở đây được thể hiện như sau: Quan Công ngồi trên ngai đầu đội mão đỏ, râu một chòm ngắn, mặc áo giáp trụ màu xanh lá cây, khuôn mặt hiền từ, nhân hậu, bên phải là tượng Quan Bình mặc áo thụng đỏ có đốm vàng(kiểu áo người Việt), khuôn mặt trắng và tròn, tay cầm ấn Hiệp Thiên, bên trái là tượng Châu Xương tay cầm Thanh Long đao. Qua điều này đã chứng minh được: Người Việt ở đây đã tiếp thu tín ngưỡng thờ Quan Công của người Hoa vào trong những thiết chế làng xã của mình là đình và chùa. Họ thờ cúng một cách trang trọng, thể hiện sự khâm phục, ngưỡng mộ một nhân cách lớn lao của Quan Công và tin tưởng sự phù hộ độ trì của ông đối với người Việt ở vùng đất mới. Bộ tượng Quan Công ở chùa An Phước có sự thể hiện mang tính “ cách điệu” và “ Việt hóa” cho phù hợp với thẩm mỹ, nhân sinh quan, đặc trưng của con người Nam bộ: Nhân hậu, hiền lành, mộc mạc, gần gũi,….Cũng có thể vì lý do Phật giáo ở Nam bộ phần lớn thuộc dòng thiền Lâm Tế từ Trung Quốc truyền sang, cho nên có Già Lam Bồ Tát được thờ trong các ngôi chùa cổ này. Điều này hoàn toàn khác hẳn với cách bài trí tượng thờ trong ngôi chùa miền Bắc và tạo nên đặc điểm của chùa Việt ở Nam bộ. Riêng đối với cộng đồng ngư dân xã Bình Thắng (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) có ngôi miếu thờ Quan Công khá lớn. Dân gian gọi là chùa Thanh Minh. Ngôi miếu này trước kia được người Hoa thành lập, khoảng đầu thế kỷ XX. Sau này, ngôi miếu được ngư dân người Việt tiếp thu và thờ cúng. Miếu có cấu trúc giống hệt như một ngôi đình người Việt gồm: Võ ca, võ qui, chánh điện. Hằng năm, ngư dân địa phương tổ chức lệ cúng vào 11 và 12/5 âm lịch với các nghi thức: Cúng Tiền vãng, cúng Chánh tế, Xây chầu đại bội,…và có cả hát bội biểu diễn. Đối với cộng đồng ngư dân Phước Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), trong Dinh Ông Nam Hải có bàn thờ Quan Thánh với tượng: Quan Công, Châu Xương, Quan Bình và Mã Đầu Tướng quân cùng ngựa Xích Thố. Theo Đinh Văn Hạnh và Phan An cho biết thêm: “Ở Phước Hải, ngoài lễ nghinh ông, ngày 21 tháng 6 hằng năm, ngư dân tổ chức lễ cầu ngư và cúng vía Quan Thánh là lễ lớn thứ hai”[14]. Ơ lễ hội cúng biển của cộng đồng ngư dân Mỹ Long (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh), được tổ chức vào các ngày 10, 11 và 12 âm lịch hàng năm, có nghi thức “ Nghinh ngũ phương” : Một số thanh niên có đạo đức tốt, dáng dấp cao ráo, khôi ngô, biết vũ công sẽ hóa trang vào vai Quan Công, Quan Bình, Châu Xương dẫn đầu đám rước thỉnh Ong Nam Hải từ miễu Bà Chúa Xứ đi khắp nơi trong thôn xóm để trù tà ma, tai nạn, tống đi mọi xui xẻo trong tiếng hò reo của ngư dân nơi đây. Đây là biểu hiện của sự “chồng xếp” và giao thoa văn hóa mạnh mẽ giữa lớp văn hóa Việt và văn hóa Hoa trong quá trình cộng cư, trong đó văn hóa Việt là chủ thể chính, ở cộng đồng ngư dân Bình Thắng, Phước Hải và Mỹ Long. Mặt khác, sự có mặt của tín ngưỡng thờ Quan Công bên cạnh các loại hình tín ngưỡng khác như: Ong Nam Hải, Bà Chúa Xứ, Thổ Địa, Bà Thủy Long, Bà Ngũ Hành,…tạo nên tính đa dạng trong đời sống tinh thần của các cộng đồng ngư dân này.

Ở một số ngôi từ đường của một số dòng họ lớn ở Bến Tre, người ta thường thờ tranh kiếng có hình Quan Công ở ngay giữa gian chính ngôi từ đường với ý nghĩa nhắc nhở tấm lòng trung hiếu, ngay thẳng, thủy chung đối với lớp con cháu mai sau. Ngôi từ đường của dòng họ Thái Hữu- một họ có truyền thống lâu đời, có công khai khẩn vùng đất Ba Tri- Bến Tre[15] có tranh thờ Quan Công hàng trăm năm nay ở gian chính của từ đường. Ở ngôi nhà cổ của họ Huỳnh ở xã Đại Điền (huyện Thạnh Phú- Bến Tre) khá nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long (còn gọi là Huỳnh Phủ), ở gian giữa nha, phía tay phải có bàn thờ Quan Công với bản khắc gỗ màu đỏ ghi chữ nổi : “ Quan Thánh Đế Quân”. Trong những ngày sóc, ngày vọng, ngày vía Quan Công, ở một số nơi người Việt không chỉ bày lễ vật ơ trong nhà, thượng lên bàn thờ mà còn hoà cùng người Hoa đến cúng bái, làm công quả trong miếu, tham gia sinh hoạt văn hóa,….

Hơn thế nữa, theo Trần Hồng Liên cho biết : Trong phong trào đấu tranh của đạo Tứ An Hiếu Nghĩa do đức bổn sư Ngô Lợi tập hợp khá nhiều nông dân ở Nam bộ tham gia chống Pháp dưới ngọn cờ tôn giáo, các tín đồ của đạo này mặc dù tu theo pháp môn vô vi, chủ trương không tượng cốt, không hình thức nhưng trong các ngôi chùa của họ lại thờ duy nhất pho tương Quan Thánh Đế Quân với lòng cương trực dũng cảm, hi sinh vì chính nghĩa đã trở thành ngọn cờ đầu, giương cao nhằm tập hợp lực lượng chống ngoại xâm hiệu quả[16] . Đạo Cao Đài, một tôn giáo nội sinh trên vùng đất Nam bộ đầu thế kỷ XX, đã đưa Quan Công vào điện thờ của mình. Quan Công theo quan niệm của tôn giáo này là vị thứ ba trong Tam Trấn Oai Nghiêm bên cạnh Thái Bạch Kim Tinh và Quán Thế Am Bồ tát. Cả ba vị này thay mặt Tam Giáo Đạo Tổ (Phật Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử) hộ trì để giữ vũng cơ đạo trong thời kỳ phổ độ lần thứ ba. Điều này phản ánh rõ nét tính dung hợp văn hóa của đạo Cao Đài, không chỉ dung hợp các yếu tố của nhiều tôn giáo khác mà còn có cả tín ngưỡng dân gian vào điện thờ của mình.

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ QUA ĐỊA CHỈ SAU ĐÂY.

TƯỢNG ĐỒNG QUAN CÔNG KHẢM NGŨ SẮC | ĐỒ ĐỒNG ĐẠI BÁI (odongdaibai.vn/)

ĐT:255-PHỐ LÊ DUẨN -HAI BÀ TRƯNG-HÀ NỘI.
ĐT:04.6672.6471-HOTLINE:0914376635.