PDA

View Full Version : Một vài suy nghĩ về truyền thống văn hóa với Quyền bình đẳng của vợ chồng.


john
18-03-2013, 01:50 PM
Truyền thống đạo đức của người Việt dạy chúng ta cần phải biết xây dựng một gia đình hoà thuận, vợ chồng cùng nhau gánh vác trách nhiệm chung, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Quan hệ tình cảm gia đình, vợ chồng rất gần gũi, vai trò của người vợ được tôn trọng: “nhất vợ, nhì giời”, “gái có công chồng chẳng phụ”...

Luật pháp hiện đại quy định: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau”. Tuy nhiên vấn đề bình đẳng giới trong xã hội ta hiện nay vẫn chỉ là mang tính tương đối, người phụ nữ vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi, gánh chịu nhiều khó khăn vất vả hơn nam giới. Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn hằn sâu trong cách nghĩ của người Việt.

Tập tục truyền thống không thừa nhận quyền thừa kế tài sản của con gái và hiện tại, tập tục này vẫn còn tác động đến tâm lý, thói quen và cách suy nghĩ, hành xử của một bộ phận nhân dân nông thôn. Nhiều gia đình ở nông thôn thường không quan tâm đến hàng thừa kế là con gái, tài sản, đất đai của gia tộc chỉ chia cho con trai, đặc biệt dành phần ưu tiên cho con trai trưởng để lo phần hương hoả. Con gái khi đi lấy chồng không được chia tài sản, ruộng đất vì cho rằng “con gái là con người ta”, “đi lấy chồng thì hưởng phận nhà chồng”... Do ảnh hưởng của tập tục cũ, mặc dù biết điều đó là bất công, không phù hợp với pháp luật, nhưng rất ít phụ nữ dám đứng lên đòi hỏi quyền bình đẳng của mình.

Trong cách chia sẻ công việc gia đình thì người vợ vẫn luôn là người vất vả nhất trong gia đình:

Người vợ vẫn phải đi làm để tạo thu nhập cho gia đình như người chồng nhưng khi về nhà họ phải làm thêm công việc nội trợ, chăm sóc con cái... trong khi người chồng tham gia rất ít. Người phụ nữ cũng biết như thế là bất công nhưng họ sống trong môi trường văn hoá Việt nên từ nhỏ họ đã được giáo dục là phải biết hy sinh cho gia đình vì thế họ nghĩ gia đình nào cũng thế và họ cho đó là bổn phận của họ, họ không hề có ý định đấu tranh.

Cũng do việc người phụ nữ phải dành một khoảng thời gian khá lớn cho công việc gia đình nên thời gian tham gia công tác xã hội của họ bị thu hẹp lại, họ còn ít thời gian để học tập nghiên cứu hơn, điều này ảnh hưởng lớn đến chí tiến thủ, chí phấn đấu vươn lên trong công tác nên tỷ lệ phụ nữ giữ các chức vụ quan trọng trong xã hội cũng vì thế mà ít hơn nam giới.

thanhphatwood
18-03-2013, 01:50 PM
Xã hội Việt Nam, từ ngày theo Khổng Giáo, thường bất công với phụ nữ. Mổi người chúng ta ai cũng biết định kiến sanh con gái là sanh cho người ta. "Nữ sanh ngoại tộc" câu này hiện tại và cả ngày xa xưa đã hạ thấp vai trò của người phụ nữ Việt Nam.