quanthoigian
18-03-2013, 01:50 PM
Thứ nhất, Quan hệ giữa vợ và chồng:
Sự kiện kết hôn đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng. Nội dung của quan hệ giữa vợ và chồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ nhân thân, các quyền và nghĩa vụ tài sản, trong đó nghĩa vụ và quyền nhân thân là nộ dung chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Xuất phát từ mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân là nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Do đó, chúng ta xét quan hệ giữa vợ và chồng trong mối quan hệ gia đình dựa trên quyền, nghĩa vụ nhân thân và quyền nghĩa vụ về tài sản.
*Về nhân thân.
Theo góc độ Luật Dân sự thì: “Quyền nhân thân là một khái niệm pháp lý chỉ quyền năng dân sự của cá nhân được pháp luật ghi nhận. Quyền nhân thân gắn liền với những giá trị tinh thần của con người và về nguyên tắc không thể chuyển giao cho người khác.”
Quyền nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng chính là chuẩn mực đạo đức, các cư xử mang tính tự nhiên và truyền thống giữa vợ và chồng.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 thì nghĩa vụ, quyền nhân thân vợ chồng có những nội dung cơ bản như sau:
Vợ chồng yêu thương, chung thủy, quí trọng, chăm sóc, giúp đỡ lần nhau cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững (Điều 18 LHNGĐ). Yêu thương và chung thủy giữa vợ và chồng là những yếu tố, nền tảng vững chắc để tồn tại quan hệ vợ chồng vững bền, vợ chồng cần có sự quí trọng, động viên, quan tâm, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất và tình cảm.
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình (Điều 19 LHN&GĐ). Nôi dung này xuất phát từ quyền hiến định qui định tại Hiến pháp 1992 (Công dân, nam và nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình). Thực hiện quyền bình đẳng giữa vợ, chồng không chỉ là quyền được ghi nhận bởi pháp luật mà nội dung quyền này đang được xã hội, pháp luật đề cao và ngày càng đưa ra nhiều biện pháp để thực hiện nội dung này trên thực tiễn. Nội dung bình đẳng giữa vợ và chồng thể hiện ở các nội dung: bình đẳng trong việc chăm sóc, nuôi dạy con; bình đẳng về kinh tế gia đình; bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với giao dịch hợp pháp do một trong hai bên hoặc cả hai bên thực hiện vì mục đích sinh hoạt thiết yếu của gia đình; bình đẳng với nhau trong việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Vợ chồng phải tôn trọng các quyết định liên quan đến quyền nhân thân của vợ, chồng. Nội dung này bao gồm nhiều quyền nhân thân khác nhau của từng cá nhân trong xã hội được pháp luật ghi nhận, bao gồm: Lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng (Điều 20); Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng(Điều 21); Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt (Điều 23); Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng (Điều 22); Đại diện cho nhau giữa vợ, chồng (Điều 24). Việc thực hiện tốt nội dung các quyền này của vợ, chồng là điều kiện để đảm bảo hạnh phúc gia đình.
*Về tài sản.
Do sự liên kết đặc biệt của vợ chồng đã tạo nên một thể chế cơ bản của xã hội là gia đình. Để có cơ sở pháp lý cho hành vi ứng xử của vợ chồng trong các mối quan hệ liên quan đến tài sản nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với từng loại tài sản đó. Cũng như phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt Nam với các quan điểm: “của chồng, công vợ”, “thuận vợ, thuần chồng tát biển đông cũng cạn” thì pháp luật HN&GD Việt Nam công nhận: Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, bao gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung; Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận (Điều 27).
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng và vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng (Điều 25, 28).
Và pháp luật HN&GĐ cũng thừa nhận việc vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng; đồ dùng, tư trang cá nhân. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung (Điều 32).
Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng. Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng (Điều 33).
Pháp luật cũng qui định cho vợ chồng có quyền thỏa thuận, yêu cầu chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng có yêu cầu chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết trừ trường hợp việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận. Khi đã chia tài sản chung vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng Điều 29,30).
Ngoài những nội dung nghĩa vụ và quyền tài sản giữa vợ và chồng nêu trên thì pháp luật HN&GĐ Việt Nam còn qui định Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế, tạm hoãn chia di sản nhằm bảo đảm cuộc sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình và Quyền quản lý di sản khi vợ hoặc chồng chết trước tại Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
Từ những nội dung nêu trên có thể nhận định, pháp luật ghi nhận sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc thực hiện nghĩa vụ và quyền của mỗi bên trước, trong và sau quá trình hôn nhân về cả nhân thân và tài sản. Những chính sách về gia đình giữa vợ và chồng đã góp phần tạo điều kiện cho việc thực hiện bảo đảm xây dựng gia đình truyền thống của Việt Nam theo xu hướng văn minh, hiện đại, tiến bộ.
(còn nữa...)
Sự kiện kết hôn đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng. Nội dung của quan hệ giữa vợ và chồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ nhân thân, các quyền và nghĩa vụ tài sản, trong đó nghĩa vụ và quyền nhân thân là nộ dung chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Xuất phát từ mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân là nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Do đó, chúng ta xét quan hệ giữa vợ và chồng trong mối quan hệ gia đình dựa trên quyền, nghĩa vụ nhân thân và quyền nghĩa vụ về tài sản.
*Về nhân thân.
Theo góc độ Luật Dân sự thì: “Quyền nhân thân là một khái niệm pháp lý chỉ quyền năng dân sự của cá nhân được pháp luật ghi nhận. Quyền nhân thân gắn liền với những giá trị tinh thần của con người và về nguyên tắc không thể chuyển giao cho người khác.”
Quyền nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng chính là chuẩn mực đạo đức, các cư xử mang tính tự nhiên và truyền thống giữa vợ và chồng.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 thì nghĩa vụ, quyền nhân thân vợ chồng có những nội dung cơ bản như sau:
Vợ chồng yêu thương, chung thủy, quí trọng, chăm sóc, giúp đỡ lần nhau cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững (Điều 18 LHNGĐ). Yêu thương và chung thủy giữa vợ và chồng là những yếu tố, nền tảng vững chắc để tồn tại quan hệ vợ chồng vững bền, vợ chồng cần có sự quí trọng, động viên, quan tâm, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất và tình cảm.
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình (Điều 19 LHN&GĐ). Nôi dung này xuất phát từ quyền hiến định qui định tại Hiến pháp 1992 (Công dân, nam và nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình). Thực hiện quyền bình đẳng giữa vợ, chồng không chỉ là quyền được ghi nhận bởi pháp luật mà nội dung quyền này đang được xã hội, pháp luật đề cao và ngày càng đưa ra nhiều biện pháp để thực hiện nội dung này trên thực tiễn. Nội dung bình đẳng giữa vợ và chồng thể hiện ở các nội dung: bình đẳng trong việc chăm sóc, nuôi dạy con; bình đẳng về kinh tế gia đình; bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với giao dịch hợp pháp do một trong hai bên hoặc cả hai bên thực hiện vì mục đích sinh hoạt thiết yếu của gia đình; bình đẳng với nhau trong việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Vợ chồng phải tôn trọng các quyết định liên quan đến quyền nhân thân của vợ, chồng. Nội dung này bao gồm nhiều quyền nhân thân khác nhau của từng cá nhân trong xã hội được pháp luật ghi nhận, bao gồm: Lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng (Điều 20); Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng(Điều 21); Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt (Điều 23); Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng (Điều 22); Đại diện cho nhau giữa vợ, chồng (Điều 24). Việc thực hiện tốt nội dung các quyền này của vợ, chồng là điều kiện để đảm bảo hạnh phúc gia đình.
*Về tài sản.
Do sự liên kết đặc biệt của vợ chồng đã tạo nên một thể chế cơ bản của xã hội là gia đình. Để có cơ sở pháp lý cho hành vi ứng xử của vợ chồng trong các mối quan hệ liên quan đến tài sản nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với từng loại tài sản đó. Cũng như phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt Nam với các quan điểm: “của chồng, công vợ”, “thuận vợ, thuần chồng tát biển đông cũng cạn” thì pháp luật HN&GD Việt Nam công nhận: Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, bao gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung; Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận (Điều 27).
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng và vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng (Điều 25, 28).
Và pháp luật HN&GĐ cũng thừa nhận việc vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng; đồ dùng, tư trang cá nhân. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung (Điều 32).
Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng. Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng (Điều 33).
Pháp luật cũng qui định cho vợ chồng có quyền thỏa thuận, yêu cầu chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng có yêu cầu chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết trừ trường hợp việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận. Khi đã chia tài sản chung vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng Điều 29,30).
Ngoài những nội dung nghĩa vụ và quyền tài sản giữa vợ và chồng nêu trên thì pháp luật HN&GĐ Việt Nam còn qui định Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế, tạm hoãn chia di sản nhằm bảo đảm cuộc sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình và Quyền quản lý di sản khi vợ hoặc chồng chết trước tại Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
Từ những nội dung nêu trên có thể nhận định, pháp luật ghi nhận sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc thực hiện nghĩa vụ và quyền của mỗi bên trước, trong và sau quá trình hôn nhân về cả nhân thân và tài sản. Những chính sách về gia đình giữa vợ và chồng đã góp phần tạo điều kiện cho việc thực hiện bảo đảm xây dựng gia đình truyền thống của Việt Nam theo xu hướng văn minh, hiện đại, tiến bộ.
(còn nữa...)