PDA

View Full Version : Dân ta đã quen với mackeno ?


thanhlong_company
08-03-2013, 08:52 AM
Trong gia đình, nếu có thành viên đã trưởng thành nhưng sống theo kiểu mackeno, an phận thủ thường, chỉ biết mình, chả quan tâm tới ai, tới việc gì trong nhà thì sẽ bị cả nhà phê bình, phản đối. Tất cả thành viên trong gia đình mà đều là mackeno thì gia đình trở thành quán trọ, đơn thuần chỉ là nơi đến rồi đi của các lữ khách qua đường.

Đấy là gia đình, còn ngoài xã hội thì tác hại của makeno còn lớn hơn. Không biết từ khi nào và tại sao mà càng ngày càng có nhiều người chọn cách mackeno trong rất nhiều trường hợp cấp bách. Một người bị xe tông trên phố, chỉ phút chốc là người bu đông như kiến nhưng đa số để xem cho thõa mãn sự hiếu kỳ chứ không có ý đưa nạn nhân đi cấp cứu vì sợ bị liên lụy. Một văn bản qui phạm pháp luật mới ra đời, số người quan tâm cực kỳ nhỏ, chỉ khi nào bản thân trở thành nạn nhân của sự bất cập trong văn bản đó thì mới nháo nhào tìm hiểu. Rồi biết bao việc khác, có liên quan tới chủ quyền quốc gia, thể diện dân tộc và tình đồng bào nhưng vô cùng ít người quan tâm, thảo luận, thậm chí ai thảo luận còn có thể bị cho là hâm, là nói xạo, là nói chuyện tào lao, trên trời dưới đất. Trong khi đó, những chuyện về yêu đương, về ăn chơi, về áp phe làm ăn luôn được bàn tán sôi động. Thanh niên - rường cột của quốc gia - hiện nay có mấy người quan tâm tới tình hình đất nước ? Sao tôi thấy đa số họ quan tâm tới bar nào mới khai trương, chổ nào ăn chơi thoải mái nhất, số khác thì chỉ biết chúi mũi vào học hành hay kiếm tiền sinh sống, nói chuyện thời sự đất nước với lực lượng rường cột này là họ ngáp dài, ngáp vắn, chẳng dấu diếm cái sự chả muốn nghe, chả muốn bàn.

Theo tôi, đấy cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến đất nước chậm phát triển.

luna.saigon
08-03-2013, 08:52 AM
Mackeno, từ này thật sự tôi mới nghe lần đầu khi đọc bài của honghoasuthai thì có thể dịch ra tiếng Việt là " Mặc kệ nó " có phải vậy không bạn honghoasuthai ?

Tôi nhận thấy một chuyện lạ giữa lối sống của Tây phương và Á đông theo đời sống hiện tại. Người Á đông thấy làm lạ khi
lối sống này là của phương tây mà tôi đã chứng kiến bao nhiêu năm nay, đó là chuyện bình thường đối với họ, vì họ cho rằng khi một người đã trưởng thành đủ 18 tuổi là họ có quyền sống lối sống riêng tư, được quyền quyết định mọi chuyện liên quan đến bản thân họ và ngược lại.

Nhưng ngoài xã hội thì họ lại trái ngược lại với người ở Việt Nam hiện nay mà hoanghoasuthai đã nêu trên. Khi thấy người hoạn nạn, họ ra tay giúp đỡ ngay không đắng đo suy nghĩ, vì đối với họ mạng sống con người quan trọng hơn mọi thứ khác. Họ có ý thức bảo vệ xã hội và những gì của cộng đồng thì họ lại quan tâm tố cáo ngay khi có ai đó đập phá tài sản công cộng. Không phải là lúc nào hoặc ai cũng vậy cũng có con số đen trong xã hội, nhưng phần đông tôi nhận thấy vậy.

Tôi đọc được mấy câu này ở đâu đó nên post lên đây cho mọi người đọc và suy ngẫm

Mặc kệ nó, tiếng hờn than tức tưởi
Máu của người đâu phải máu của ta
Rảnh rỗi đâu lo những chuyện ta bà
Đời ngắn ngủi phải vội vàng gom góp.

Mặc kệ nó, đúng sai hay giả thật
Cứ uốn cong theo đơn khách đặt hàng
Chữ trời cho phải đổi chút bạc vàng
Sống ngay thẳng là bọn nghèo kiết xác ...?

Mặc kệ nó, là thiện hay là ác
Rượu còn đây thì cứ việc xỉn say
Tiền vẫn luôn mua sắm được sắc, tài
Thì tội chi phải làm người chân chính?

Mặc kệ nó, xã hội đầy con bịnh
Giữ thân ta cho miễn nhiễm đủ rồi
Dẫu biết rằng làm như thế: than ôi!
Ra đầu ngõ sẽ gặp thằng mặc kệ ...!!!

phulyfap
08-03-2013, 08:52 AM
Mackeno đã là một căn bệnh gần như hết thuốc chữa. Tôi không mở rộng ra toàn xã hội, chỉ xin đề cập tới khu vực "Quốc doanh". Thời tôi còn làm việc trong biên chế Nhà Nước ( từ 1991 trở về trước ), năm nào Cơ quan cũng có vài lần họp hành để Cán bộ - Công nhân viên phê và tự phê, có cả việc đóng góp ý kiến cho cán bộ Đảng viên trong đơn vị. Việc này đã tốn kém thời gian, tiền bạc của Nhà Nước rất nhiều nhưng kết quả chẳng được bao nhiêu, nếu không muốn nói là không gặt hái được gì. Đảng viên luôn nắm các chức danh chủ chốt trong Cơ quan, nhân viên có ngậm ngãi cũng không dám đóng góp thật lòng, còn đồng nghiệp với nhau, cứ người này nhìn người kia, dĩ hòa vi quý cho đôi bên đều êm đẹp. Thế là cả Cơ quan ai cũng như ai, ưu điểm luôn là quan điểm chính trị rõ ràng, tư tưởng tốt, ổn định, chuyên môn vững, có tinh thần học hỏi, cầu tiến..... còn khuyết điểm thì rập khuôn rằng đôi khi còn xa rời quần chúng, tính tình đôi khi nhút nhát, ngại đấu tranh phê và tự phê...... Nhạt nhẽo, chán ngấy, không biết người có trách nhiệm có đọc nổi hết các biên bản na ná giống nhau như vậy hay không ?

Cứ thế, cả một tập thể CB - CNV đồ sộ trong khu vực "Quốc doanh" luôn luôn có ưu điểm nhiều hơn khuyết điểm, luôn luôn có trình độ chuyên môn vững, có tinh thần cầu tiến, học hỏi, đạo đức, phẩm chất tốt nhưng đất nước lại phát triển với tốc độ ì ạch còn người dân thì vô cùng sợ phải tiếp xúc với nhân viên cơ quan công quyền vì họ thường thể hiện đạo đức, phẩm chất bằng nạt nộ, hống hách, cửa quyền, kể cả chuyện đổi trắng thay đen khi giải quyết vụ việc cho dân.

Thi thoảng cũng có người kiên quyết tố cáo, phê bình cái xấu nhưng rồi sau đó chóng hay chầy, anh ta cũng phải nhận lấy hậu quả, chí ít cũng chả ai cơ cấu anh ta vào vị trí cao hơn ( sợ anh ta sẽ "quậy" mạnh hơn ).

Năm 1945, Nhật Bản ra khỏi cuộc Thế chiến thứ 2 với tư thế một kẻ bại trận, cả đất nước kiệt quệ, hoang tàn, đổ nát đến tận cùng, trên bình diện thế giới thì bị o ép đủ điều, nhưng chưa tới 30 năm sau, Nhật Bản đã là nền kinh tế thứ hai của thế giới, tất nhiên vị trí của họ trên thế giới cũng khác xa theo. Căn bệnh mackeno đã góp phần làm cho Việt Nam chúng ta đã ra khỏi chiến tranh 35 năm mà vẫn còn lẹt đẹt.

haithanhakatonbo
08-03-2013, 08:52 AM
Ấy, bác thuongluong306 hiểu nhầm ý của các bác kia rồi đấy. Người ta chê là chê về "chất" chứ đâu nói gì tới "lượng" nên bác thuongluong306 đừng lo Cơ quan nhà nước bị "vườn không nhà trống". Những chổ làm nhàn rỗi, sướng thân, chả phải vận động ( cả thể xác lẫn tinh thần ) nhiều nhưng cứ đều đều tới tháng lại lĩnh lương thì người ta giành giật nhau từng suất chứ lại "vườn không nhà trống" thế nào hở Bác ?

Việc ở đâu cũng có kẻ hay người dở, kẻ tốt người xấu thì ai cũng hiểu, nhưng làm cán bộ lãnh đạo thì không được phép dở và xấu, làm lãnh đạo mà dở và xấu thì toi thiên hạ và chết đất nước. Thiên hạ bao la, như Việt Nam mình dân số đã ngoài 80 triệu, trong đó có biết bao nhân tài, nào phải tắc tị, cả dân tộc chả đẻ ra được những người con ưu tú để lúc nào trong bộ máy Nhà nước vẫn cứ phải trong tình trạng " có người hay, người dở, người tốt người xấu, có lãnh đạo tốt, lãnh đạo chưa tốt....". Đúng qui luật thì chỉ những người tài, giỏi mới ra làm việc giúp dân, giúp nước, cớ sao người vừa dở, vừa xấu lại cứ tồn tại mãi trong cơ quan công quyền vậy ? Dịp mới giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, còn có thể nói do thiếu cán bộ, thiếu nhân tài, chứ giờ thì đã 35 năm trôi qua mà chúng ta vẫn thiếu người tài ?

Tôi chả dám khẳng định việc tổ chức, vận hành bộ máy Nhà nước là tốt hay xấu như bác thuongluong306. Tôi chỉ nói theo thực tế, chỉ riêng mảng quản lý về xây dựng thôi đã tầng tầng, lớp lớp "thanh tra xây dựng" từ cấp Xã, Phường trở lên, ấy nhưng kết quả là gì ? Là nhà không phép vẫn mọc lên thành cả 1 khu phố ( bác nào không tin cứ về các quận mới thành lập của TPHCM sẽ rõ ). Ấy chết, nói tới đây em mới sực nhớ, cũng nhờ thế mà vợ chồng em mới tậu được căn nhà trong khu phố này, chứ nhà danh chánh ngôn thuận ở đất Saigon thì vợ chồng em còn phải làm bở hơi tai chưa chắc đã tậu được.

Những gì em vừa nói, ít nhiều cũng có liên quan tới mackeno ! Ví như sáng dậy thấy cạnh nhà mình đã có cái nhà mới trên khu đất mà chiều qua vẫn còn là cái ao nông nhưng ta vẫn bình thản, chả phải việc của mình, chẳng dây vào. Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm cũng mackeno không kém, có cái vừa đổ viên gạch, họ đã tới thăm chừng, nhưng cũng nhiều cái người xây cứ lừ lừ xây như không hề có Thanh tra xây dựng trong cơ cấu bộ máy Nhà Nước vậy.

alex.chan
08-03-2013, 08:52 AM
Cám ơn bác honghoasuthai đã giải thích hộ em về việc "chất" và "lượng". Tiện thể em xin tiếp tục câu chuyện mackeno trong Cơ quan Nhà nước. Em có đứa em vợ tốt nghiệp đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin thuộc hàng xuất sắc, cậu ta đương nhiên rất giỏi vi tính, thao tác cứ như nghệ sĩ dương cầm. Tuổi thanh niên, cậu chàng háo hức được đi làm, được cống hiến, được thể hiện mình, thấy vậy nên em đã "vận dụng" các mối quan hệ thời em còn làm trong biên chế Nhà Nước để xin cho cậu ta một chân trong Phòng kinh tế một Huyện nọ. Chưa tới 1 tháng, em nhận được cú điện thoại của người bạn thân, nó cứ ngập ngừng khó nói, nhưng chấp vá lại, em hiểu nó thông báo Phòng kinh tế không thể "dung nạp" cậu em vợ. Cất công tìm hiểu, em mới biêt "tội" của cậu em vợ là mới chân ướt, chân ráo vào cơ quan đã "dám" phê bình hệ thống lưu trữ thông tin trên máy tính của phòng là không khoa học, còn "dám" đưa ra sáng kiến để việc lưu trữ này tốt hơn. Nó còn "tài lanh" tự nguyện cài đặt một số chương trình mới lạ, tiện dụng cho vài người trong Phòng. Tóm lại là vì nó giỏi quá, thể hiện mình mạnh mẽ quá, ồ ạt quá nên bị "chỏi" với guồng máy của Phòng, nó phải bị đào thải theo.....qui luật không tự nhiên !

Phải chi cậu em vợ cứ làm việc mình được phân công theo đúng "chất lượng" của mọi người trong Phòng, cái gì hay, cái gì dở cứ mackeno, đừng ý kiến, ý cò thì đâu nên nổi ! Ấy nhưng, sự đời vẫn hay trong rủi có may, bị Phòng kinh tế đào thải, cu cậu chả buồn gì lâu bởi đã có 1 Công ty tư nhân chuyên về "Bác Sỹ máy tính" gì đó tiếp nhận nó và chỉ sau 1 tháng thử việc, mức lương của cậu đã được xác định gấp 2 mức lương ở Phòng kinh tế, 3 tháng sau, cậu đã không phải chạy rông ngoài đường, trực tiếp đi làm "bác sỹ máy tính" mà ngồi tại văn phòng Công ty, trong phòng máy lạnh để điều hành các vị "bác sỹ máy tính" khác, dĩ nhiên lương lậu cũng khác trước.

Rõ ràng giữa "quốc doanh" và tư nhân đã có cách dùng người rất khác xa nhau. Tư nhân luôn tìm mọi cách giữ chân người tài làm cho họ để họ ngày càng giàu thêm, còn "quốc doanh" thì lại không hay ưa người giỏi hơn những gì đã có, chỉ hay ưa những ai biết mackeno. Vậy nên mới có hậu quả giống như hậu quả mà Vinashin đang gặp : được Nhà nước ưu ái, muốn vay ngàn tỷ vẫn có trong chớp mắt, độc quyền lĩnh vực đóng tàu và sửa chửa tàu béo bở, thế nhưng giờ thì Nhà Nước ( thông qua tiền thuế của nhân dân ) đang phải tìm mọi cách để Vinashin.... đừng chết !

anhthaiscg
08-03-2013, 08:52 AM
Cái gì cũng có 2 mặt đó là mặt hạn chế và mặt tích cực (nếu nói toẹt ra là mặt xấu và mặt tốt), nhưng em chỉ thấy các bác nêu cái xấu (hạn chế) của cơ quan nhà nươc và nêu "nổi bất" những mặt tốt của đơn vị tư nhân. Các bác lấy cái xấu để phủ nhận những mặt tốt mặt tích cực của cơ quan nhà nước. Nêu những điểm mạnh của tư nhận và quên nhắc đến những mặt tiêu cực của nó cũng không ít.
Các bác sao không nêu có những đơn vị tư nhận làm ăn lừa lọc, đào tạo nhân viên trở thành những người lừa lọc, chỉ vì lời ích bản thân, mà lừa lọc người dân khốn đốn, khuynh gia bại sản?
Nhưng nhân viên trước kia là những sinh viên ưu tú, phẩm chất đạo đức tốt sau đó trở thành những tay lừa đảo.
VD: lừa đảo xuất khẩu lao động, lừa đảo trong lĩnh vực tài chính, bất động sản...
Ở tư nhân cơ chế đào thải rất khắc nghiệt, nhưng không phải những người bị đào thải không giỏi, không làm được việc, nhưng vì nhiều lí do phải lang thang ngoài đường. lí do thì vô vàn, không cần nêu nhiều người tự hiểu.
Ở tư nhân hưởng theo sức lao động đã bỏ ra, lương cao. Nhưng tư nhân con người vô tình lắm, ốm bỏ, già thải. Sếp thích thì ok, không thích thì ngày mai anh ra đi nhá.
Còn nhiều cái "hạn chế "lắm...