PDA

View Full Version : Tài sản bị phạt mại, chủ có thể kiện công ty


cpthienhoa
21-07-2012, 09:48 AM
Chào các bác,
Các bác thông thạo Luật gỡ giúp em vụ này với

Công ty bạn em có vay vốn ngân hàng bằng tài sản đảm bảo là Sổ đỏ của Ông bố vợ của 1 thành viên sáng lập cty. Sau đó, thành viên đó rút toàn bộ số tiền đó để tiêu dùng cá nhân, đến hạn đáo hạn ngân hàng thì thành viên này không thể trả cty khoản tiền đó để trả cho NH, bây giờ xảy ra tình huống như thế này: Cty sẽ ko bỏ tiền ra để trả NH, chấp nhận để NH phát mại tài sản đảm bảo. Vậy sau khi tài sản đã phát mại xong, thì chủ tài sản có kiện Cty được hay không??? Nếu được thì dựa trên cơ sở căn cứ Pháp luật nào ???

Chú ý: Tiêu đề bài viết phải rõ ràng, thệ hiện nội dung của topic

timber
21-07-2012, 09:48 AM
Không bác nào giúp được em ah :please:

kaiser
21-07-2012, 09:48 AM
Chào bạn!
không biết giao dịch bảo đảm đã ký kết là gì? Thế chấp hay là bảo lãnh!
trong quan quan hệ giao dịch bảo đảm thì Phía Ngân hàng là bên nhận bảo đảm, ông "Bố vợ" là bên đứng ra bảo đảm, Công ty của bạn là bên được bảo đảm,
ông "Bố vợ" là người có nghĩa vụ đối với Ngân hàng.
Công ty của bạn là người có nghĩa vụ đối với ông "bố vợ".
trường hợp tài sản dùng để bảo đảm bị xử lý thì ông "bố vợ" hoàn toàn có quyền khởi kiện công ty của bạn để đòi lại tài sản theo như các bên đã cam kết khi xác lập giao dịch bảo đảm.
căn cứ pháp lý là Bộ luật dân sự năm 2005 (mục 1, 2, 3, 5 phần thứ ba; Chương VI).

chúc bạn thành công!

thanhhacfurniture
21-07-2012, 09:48 AM
Cảm ơn bác
Giao dịch bảo đảm đã kí kết là Hợp đồng thế chấp, ông bố vợ của thành viên kia đứng ra bảo lãnh vay vốn NH bằng tài sản là Giấy CN Quyền SD đất, và không có một mối ràng buộc nào giữa cty và ông ý về việc Cty phải hoàn trả tài sản, hay cty vay nợ ông ý.....gì cả, và đương nhiên ông ý biết rằng khi cty không trả nợ được ( Vì con rể ông ý - cũng là thành viên cty - đã xài hết số tiền đó và Ko có khả năng trả nợ, cũng ko thể thu hồi số tiền đã vay của Cty sài việc riêng trả lại cho cty để đáo hạn NH ) thì tài sản bảo lãnh sẽ bị NH phát mại
Vậy cty bắt buộc phải bỏ tiền ra trả cho NH ah ???
Trong Hợp đồng thế chấp ko có điều khoản nào ghi rõ Cty phải trả tài sản cho chủ tài sản

Các bác vào gỡ rối tiếp cho em với :((:((:((

thanhbvp
21-07-2012, 09:48 AM
chào bạn!
theo như bạn nói giao dịch bảo đảm là thế chấp.sau đó lại thêm là ông bố vợ của thành viên kia đứng ra bảo lãnh vay vốn NH bằng tài sản là Giấy CN Quyền SD đất.
thật là khó hiểu.
bạn hãy nghiên cứu lại Điều 342 của Bộ luật dân sự về thế chấp tài sản và Điều 361 BLDS về bảo lãnh. rồi nói rõ hơn về các hợp đồng và giao dịch đã được ký kết giữa các bên nhé (Ngân hàng, Công ty, ông bố vợ)
như bạn nói giao dịch bảo đảm là thế chấp vậy thì bạn vui lòng nói rõ giao dịch thế chấp này được ký kết giữa Ngân hàng với ai?
ông bố vợ của thành viên kia đứng ra bảo lãnh vậy thì có ký kết giao dịch bảo lãnh hay không? liệu có phải là ông bố vợ của thành viên kia đã ký kết giao dịch bảo lãnh với Ngân hàng và cam kết thực hiện nghĩa vụ thay công ty của bạn đối với ngân hàng hay không?
đề nghị bạn nói rõ hơn về nội dung sự việc?
chúc bạn sức khỏe!

duongtramanh.bdg
21-07-2012, 09:48 AM
liệu có thể hiểu là bố vợ của thành viên công ty bạn ,bảo lãnh vay vốn bằng quyền sử dụng đất của ông ta ,ông ta đã thế chấp quyền sử dụng đất để bảo lãnh ???????:-/:-/

dalatbeco
21-07-2012, 09:48 AM
Trưởng hợp này thỉ rõ rồi, Ông bố vợ của một thành viên là người thứ 3 đứng ra bảo lãnh cho công ty vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên ở các Ngân hàng hiện nay người ta thường không ký hợp đồng bảo lãnh mà ký hợp đồng thế chấp ba bên gồm bên cho vay, bên vay và bên thế chấp. Nhưng chiếu theo luật thì đây là trường hợp bảo lãnh có tài sản bảo đảm, khi Công ty không trả được nợ thì Ngân hàng có quyền phát mãi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Nếu trong hợp đồng hoặc không có văn bản thỏa thuận nào ghi nhận về việc bên được bảo lãnh (công ty) phải hoàn trả lại khoản tiền bên bảo lãnh đã bỏ ra đễ trả thay theo qui định của pháp luật theo Điều 367 BLDS "Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thoả thuận khác". Nên sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Ngân hàng Bên bảo lãnh hoàn toàn có quyền khởi kiện yêu cầu công ty trả lại tiền.
Còn việc Công ty nói rằng số tiền này do thành viên dùng riêng thì phải chứng minh và nếu cần thiết thì phải khởi kiên trong vụ án dân sự khác. Ở đây không có mối quan hệ bù trừ giữa Ông bố vợ(bên bảo lãnh) và thành viên công ty vì đây là hai chủ thể riêng biệt.