PDA

View Full Version : Mô hình công ty cổ phần một cổ đông


thinhphat
21-07-2012, 09:47 AM
Chào các bạn,
Hiện tại Luật Việt Nam quy định công ty cổ phần phải có ít nhất 3 thành viên, vậy các nghĩ sao về mô hình công ty cổ phần 1 thành viên có thể áp dụng tại Việt Nam ?
Mời các bạn cùng trao đổi nhé.

photodecor
21-07-2012, 09:47 AM
anh có thể nói rõ hơn 1 chút dc không a.
Đặc điểm nổi bật của công ty cổ phần là vốn dc chia thành nhiều phần bằng nhau, mỗi chủ sở hữu 1 số lượng cổ phần nhất định gọi là cổ đông, vậy phải chăng 1 thành viên mà anh đề cập ở đây phải là 1 tổ chức?
Nếu vậy thì hình như trường hợp này có vẻ mang dáng vóc của cty cổ phần và cả đặc điểm của công ty TNHH 1 thành viên.?

binhan
21-07-2012, 09:47 AM
Oh, cám ơn em đã quan tâm đến đề tài này; anh đăng lâu lắm mà chẳng ai có ý kiến gì cả.
Em thấy đó, hiện nay khi 1 Cty CP niêm yết cổ phiếu trên sàn thì em nghĩ khả năng 1 người,1 tổ chức thu giữ 100% cổ phiếu là có khả năng xảy ra thực tế hay không ?
Vậy thì khi đó , cơ cấu tổ chức , hoạt động Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị sẽ như thế nào ? So với quy định của LDN hiện hành có thực hiện được ?

phamfood
21-07-2012, 09:47 AM
Chào anh vu07,
Công nhận đề tài này khá là " xương " khi nó gần như đi ngược lại với tất cà những gì em biết về công ty cổ phần, xuất phát từ số lượng thành viên tối thiếu của CTCP
Qua tìm hiểu thì em biết hiện nay pháp luật 1 số nước trên thế giới khá là " mêm mỏng" hơn hi cho phép thành vên của 1 công ty có thể là 1 hay nhiều hơn. như vậy trên thế giới đã bắt đầu có sự công nhận hình thức công ty cổ phần chỉ có 1 cổ đông
Đối với Việt nam thì vẫn tồn tại sự ràng buột số lượng tối thiểu của CTCP là 3, nhưng thật ra công ty cổ phần 1 thành viên đã tồn tại, nhưng khác với các nước khác, đây là sự tồn tại không được sự thừa nhận của pháp lý, hay nói cách khác, đó là sự tồn tại và được thừa nhận trong suy nghĩ của những nhà kinh doanh và trong thực tiễn hoạt động. Có 2 doạng công ty cp 1 cổ đông mà trước hết là doanh nghiệp nhà nước ổ phần hóa, trong khi vốn ban đầu được chia nhỏ thành nhiều phần bằng nhau thì chủ sỡ huuữ vẫn còn là nhà nước (1 thành viên), tu điều này dẫn đến việc doanh nghiệp đó chưa được cấp giấy phéo kinh doanh nhưng điều đó cũng đồng nghĩa là loại hình ctcp 1 thành viên đã tồn tại. Dạng thứ 2 đó là trường hợp lách luật ( nhưngt heo em nó nghiêng về tính phạm luật nhiều hơn). Đó là thực tiễn, bằng những thủ đoạn của mình, 1 tổ chức hay 1 cá nhân trở thành thành viên duy nhất nắm toàn bộ cổ phần nhưng "cái vỏ" pháp lý vẫn là có nhiều thành viên, khi có khả năng bị phát hện, công việc được giải quyết 1 cách đơn giản là nhường lại 1 ố lượng cổ phần không đáng kể cho 1 số cá nhân hay tổ chức khác, khi đó đủ yêu cầu đáp ứng số lượng thành viên theo luật định. Hoạt là 1 trường hợp nữa là chức danh thành viên chỉ tồn tại danh ngĩa khi mà 1 thành viên nắm quá lớn sớ lượng cổ phần, dù lật doanh nghiệp vẫn có những quy định bảo vệ cổ đogn6t hiểu số nhưng do số cổ phần quá nhỏ bé, không đáng kể trong tay, họ gần như mất tích và trong hoạt động công ty xem như chỉ có 1 thành viên tồn tại.
Có 1 số sự mâu thuẫn mà có lẽ do chính luật doanh nghiệp 2005 kiềm hãm. ! người hay 1 tổ chức muốn trở thành cổ đông của CTCP thì phải mua cổ phần của công ty đó, như vậy tùy vào khả năng mà thành viên đó có thể thâu tóm được bao nhiêu % vốn góp của công ty, như vậy viẹc thâu tóm cả 100% vốn góp là điều hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng công ty phải giải thể hi không có đủ số thành viên như luật định trong thời gian liên tục 6 tháng, phải chăng chính quy định này lại quy lại hạn chế quyền mua chứng khoán của cá nhân tổ chức. Tuy nhiên ở 1 khía cạnh nào đó theo em mối liên hệ này cũng có cái hay của nàh làm luật khi vừa muốn áp đặt 1 hình thức công ty theo ý mình nhưng không lạc vào ấn đề vi hiến, vì luật không quy định trực tiếp hạn chế việc mua chứng khoán nhưng chính mối quan hệ giữa các điều luật tạo nên việc có mua hết 100% vốn góp cũng không tể tiến hành kinh doanh hợp pháp ( điều 57_HP1992, công dân có quyền tự do kinh doanh ).
Việc chỉ hạn chế tối thiểu 3 TV theo em nhà làm luật cũng có cái lý của mình khi mà muốn đưa công ty cổ phần thành 1 mô hình doanh nghiệp thuần tính đối vối, tạo ra sự khác biệt với công ty TNHH, từ đó có sự đa dạng trong loại hình kinh doah và su cho cùng cũng là thúc đẩy kinh tế. Nhưng nếu vì thế thì việc thừa nận thêm 1 loại hình doanh nghiệp nữa là ctcp 1 TV cũng sẽ khiến phát kiến nên kinh tế hơn.
ếu thừa nhận về pháp lý loại hình này thì em ghĩ luật 2005 sẹ phải thay đổi đáng kể về quy định bộ máy quản lý công ty cổ phần ( Hội đồng quản trị...), vì hội đồng quản trị phải là tập hợp các thành viên, mà vấn đề là có thể chỉ có 1 thành viên. còn về cơ chế điều hành và giám sát có thể không ảnh hưởng gì nhiều ( giám đốc dc phép thuê, thành viên ban kiểm soát không hẳn phải là thành viên công ty ). Nhưng do quy mô và tầm hoạt động của công ty cổ phần lớn hơn rất nhiều các loại hình doanh nghiệp khác, hoạt động công ty được quyết định bởi số ít ( xét về số lượng thành viên so với thực tiễn công ty cp có nhiều cổ đông như hiện nay), do đó cần có sự " nhúng tay " sâu hơn của nàh nước vào sự kiểm soát hoạt động công ty so với hiện nay.
Đó là 1 vài ý kiến của em, mong anh góp ý!