PDA

View Full Version : Các loại hình của công ty hợp danh là gì ?


goldenvtec
21-07-2012, 09:32 AM
Mình có vấn đề này cần sự đóng góp ý kiến của các bạn,
Theo mình được biết hiện nay Công ty hợp danh có các mô hình sau : Công ty hợp danh phổ thông , công ty hợp danh TNHH ( Limited Liobility Patnership) và công ty hợp danh hữu hạn (Limited Patnership).Vậy còn có mô hình nào nữa hay không? Luật doanh nghiệp của chúng ta không quy định 1 trong 3 mô hình trên, cơ sở nào để chúng ta lựa chọn con đường khác 3 mô hình này ?
Cám ơn mọi người trước.

lobimex
21-07-2012, 09:33 AM
Theo hiểu biết của tôi thì

- Limited Partnership (tạm dịch là công ty TNHH) là 1 loại hình công ty nói chung. Cũng giống như loại hình công ty TNHH ở VN, Limited Partnership có thể là công ty 1 thành viên hay công ty nhiều thành viên với số lượng thành viên có giới hạn (limited partners - LPs) (nguồn: Wikipedia)

- A limited liability partnership (LLP) (tạm dịch là công ty cổ phần) mang nhiều đặc trưng của 1 tập đoàn - phổ biến ở VN là loại hình công ty cổ phần. Các thành viên của loại hình công ty này có chế độ trách nhiệm hữu hạn giống như các cổ đông trong 1 công ty cổ phần, và có quyền điều hành công ty 1 cách trực tiếp. (nguồn: Legal Dictionary)

- Quyền và nghĩa vụ của 2 loại hình công ty trên tùy thuộc vào từng quốc gia - khu vực mà có các đặc điểm khác nhau.

- Ở Việt Nam, hầu hết các loại hình công ty là được du nhập từ nước ngoài. Tùy vào điều kiện mà đặc điểm các loại hình công ty này khác so với loại hình công ty có nguồn gốc ở châu Âu, và cũng tùy từng quốc gia mà có các tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung đều có nguồn gốc từ 1 loại hình công ty gốc.

- Theo Luật doanh nghiệp 2005, công ty hợp danh ở VN chỉ có 2 dạng là công ty hợp danh vừa có thành viên hợp danh vừa có thành viên góp vốn; và công ty hợp danh chỉ có thành viên hợp danh.

- Việc lựa chọn loại hình công ty hợp danh nào là tùy thuộc vào quốc gia mà chủ thể muốn thành lập, và tùy thuộc vào pháp luật doanh nghiệp của quốc gia đó.

thanhbvp
21-07-2012, 09:33 AM
Cảm ơn Eli,
Có lẽ bạn chưa hiểu đúng câu hỏi của mình: Các mô hình của Công ty Hợp danh chứ không phải các loại hình doanh nghiệp.Và mô hình hiện nay của chúng ta - Việt Nam chính là sự kết hợp giữa Công ty hợp danh phổ thông và công ty hợp danh hữu hạn (Limited Patnership).

daithanhxk
21-07-2012, 09:33 AM
Như mình đã nói, các tài liệu mình đọc có nguồn gốc từ sách nước ngoài. Tên nguyên gốc đó mình vẫn giữ nguyên. Và theo mình biết, tất cả các mô hình công ty ở VN hiện có bao gồm.... (như chúng ta đã biết), đều được nước ngoài du nhập vào VN chứ VN không "sáng chế" ra mô hình nào cả, kể cả mô hình hợp tác xã. Khi được du nhập vào VN như vậy, thì VN không giữ nguyên tính chất nguyên gốc mà chọn lọc lại những đặc tính phù hợp. Công ty hợp danh ở VN là 1 trong những mô hình công ty trên. Mô hình công ty hợp danh có 2 dạng như mình đã trình bày.

Mình nghĩ rằng khi nêu câu hỏi này, bạn cũng đã nắm rõ vấn đề này rồi cơ mà.

chyngjeeng
21-07-2012, 09:33 AM
Chào Eli,
Đúng là là mình biết rõ về Công ty hợp danh, thế nhưng mình đang quan tâm đến việc thông tin của mình hiện đã đầy đủ chưa( vì mình tìm nhưng chưa thấy), có mô hình công ty hợp danh nào khác không, và chúng ta là nước đầu tiên lựa chọn sự dung hòa từ Công ty hợp danh phổ thông và công ty hợp danh hữu hạn (Limited Patnership) hay là ăn theo một nước khác.

benco_group
21-07-2012, 09:33 AM
- Mình tin là bạn hiểu rõ vấn đề này. Nhưng bạn đã hỏi thì mình cùng thảo luận. Vì CT hợp danh có nguồn gốc từ châu Âu, được các nước áp dụng rộng rãi nên khó có thể nói nước nào ăn theo nước nào. Các tài liệu mình đọc cũng không khẳng định mô hình này là do chính xác nước nào phát minh ra. Từ nguyên gốc của nó được dịch ra tiếng Việt, theo mình chỉ có nghĩa tương đối, vì khi dịch ra những đoạn mô tả về quyền và nghĩa vụ, thì nó cũng giống như CT TNHH và CT cổ phần ở VN mà thôi. Tên CT hợp danh phổ thông và CT hợp danh hữu hạn mình chưa được nghe bao giờ nên cũng thấy hơi lạ. Nhưng về đặc điểm thì nó cũng mang nhiều nét tương đồng của 2 loại CT hợp danh ở VN.

Về việc tìm thông tin, vì nguồn gốc của nó từ châu Âu, nên bạn cứ theo hướng đó mà tìm thôi. Ở VN thì chỉ có Luật Doanh nghiệp quy định vấn đề này như bạn đã biết.