PDA

View Full Version : Những thắc mắc liên quan đến luật tố tụng hình sự


sai-gon
30-07-2012, 04:45 PM
Bạn nào thạo về tố tụng Hình sự giúp mình với. Cảm ơn nhiều

Câu 1:Hãy xác định những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
a. Trong tất cả các trường hợp, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự chỉ pháp sinh khi có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan có thẩm quyền.
b. Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự luôn mang tính quyền lực Nhà nước
c. Một bên tham gia trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự bắt buộc phải là cơ quan Nhà nước.
d. Nguồn của Luật tố tụng hình sự là những văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự.

Câu 2: Có ý kiến cho rằng nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng trước tòa án là nguyên tắc tranh tụng, ý kiến anh (chị) như thế nào? Tại sao?

Câu 3: Hãy xác định những nhận định sao đây:
a. Cơ quan có quyền khởi tố vụ án hình sự thì có quyền khởi tố bị can.
b. Chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền giải quyết vụ án hình sự.
c. Chỉ có Điều tra viên mới có quyền hỏi cung bị can.
d. Trong VKS không có chức danh Điều tra viên.
e. Tất cả những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích trong vụ án đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
f. Luật sự là người bào chữa.
g. Người làm chứng là người chứng kiến.
h. Người nào biết về tình tiết có liên quan đến vụ án đều phải có nghĩa vụ tham gia tố tụng để làm chứng.
i. Tất cả những người tiến hành tố tụng đều có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự.

Câu 4: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
a. Tất cả những người tiến hành tố tụng đều có nghĩa vụ chứng minh.
b. Kết luận giám định là chứng cứ trong tố tụng hình sự.
c. Lời khai của người bào chữa không phải là nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự.
d. Vật chứng chỉ có thể trả lại cho người chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án đã được giải quyết xong.

Câu 5: Hãy xác định những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
a. VKS có quyền áp dụng tất cả các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự.
b. VKS không có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trái pháp luật của Tòa án.
c. Biện pháp tạm giữ vẫn có thể ap dụng đối với bị can, bị cáo.
d. Cấm đi khỏi nơi cư trú không áp dụng cho người nước ngoài.
e. Bảo lĩnh chỉ áp dụng cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên.
f. Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo được áp dụng không phụ thuộc vào việc bị can, bị cáo phạm tội gì.
g. Tạm giam có thể được áp dụng đối với tất cả các tội.
h. Lệnh bắt người của cơ quan điều tra trong tất cả các trường hợp đều phải có sự phê chuẩn của VKS.
i. Biện pháp tạm giam không được áp dụng đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên.
j. Tất cả các trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang đều phải ra quyết định tạm giữ.

Câu 6: Hãy xác định những nhận sau đây đúng hay sai? Tại sao?
a. Trong tất cả các trường hợp phát hiện tội phạm trong lĩnh vực quản lý của mình, Bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan, cơ quan kiểm lâm, cảnh sát biển đều có quyền khởi tố vụ án hình sự.
b. Quyết định khởi tố vụ án hình sự của cơ quan diều tra phải được VKS phê chuẩn.
c. Khi phát hiện quyết định khởi tố của cơ quan có thẩm quyền khởi tố không có căn cứ, VKS có quyền ra quyết định hủy bỏ.
d. Cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án thì có quyền thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án.
e. Tất cả các hoạt động điều tra chỉ được tiến hành khi có quyết định khởi tố vụ án.
f. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự là dấu hiệu tội phạm.
g. Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án.
h. Tất cả tin báo, tin tố giác về tội phạm sẽ do cơ quan điều tra xem xét và xử lý.
i. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại chính là chế định tư tố trong tố tụng hình sự
j. Trường hợp người bị hại rút yêu cầu khởi tố tự nguyện trước khi mở phiên tòa thì cơ quan tiến hành tố tụng phải đình chỉ vụ án.

Câu 7: Hãy xác định những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
a. Theo quy định pháp luật thì thời hạn tạm giam luôn ngắn hơn thời hạn điều tra.
b. Tất cả các hoạt động điều tra đều có sự tham gia của đại diện VKS.
c. Khởi tố bị can phải được VKS phê chuẩn.
d. VKS có quyền khởi tố vụ án và khởi tố bị can.
e. Việc ủy thác điều tra chỉ được tiến hành giữa các cơ quan điều tra trong cùng hệ thống.
f. Trong tất cả các trường hợp, quyết định khám xét của cơ quan điều tra phải được VKS phê chuẩn.
g. Chỉ có cơ quan điều tra mới có trách nhiệm tiến hành các hoạt động điều tra.
h. Tất cả các hoạt động điều tra chỉ được tiến hành khi có quyết định khởi tố vụ án.
i. Chỉ có cơ quan điều tra mới có quyền khởi tố bị can.

Câu 8: Hãy xác định những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
a. Truy tố là giai đoạn chỉ do VKS tiến hành.
b. Quyết định truy tố được thực hiện dựa trên đề nghị truy tố của cơ quan điều tra.
c. Mọi trường hợp truy tố đều phải làm bản cáo trạng.
d. Cáo trạng truy tố của VKS sẽ xác định giới hạn xét xử của tòa án.
e. VKS có quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ tất cả biện pháp ngăn chặn do cơ quan điều tra thực hiện.
f. VKS không được buộc tội bị can, bị cáo ngoài phạm vi truy tố.
g. Trong giai đoạn truy tố, VKS chỉ thực hiện chức năng hành quyền công tố.