PDA

View Full Version : xin hướng dẫn tôi cách lãnh tiền bồi thường.


umivungtau
30-07-2012, 04:39 PM
Năm 1990 tôi có mua căn nhà 297B/2 Ba Đình, P.8, Q.8 của bà Lê Thị Tư, và được cấp giấy Chứng Nhận QSDDO – QSHNO do Uy Ban Nhân Dân Thành Phố cấp năm 1998. Đến năm 2004 căn nhà này bị giải tỏa, trong thời gian giải tỏa có bà Huỳnh Thị Kim đến tranh chấp đòi tài sản cầm giấy tờ chế độ củ.(là căn nhà 297B/2 trên). Tôi hoàn toàn không biết bà Kim là ai và cũng không hề mua bán gì với bà Kim.
trong quyết định đền bù giải tỏa là trã tiền cho tôi, đến khi lên nhận tiền mới biết bị kê biên. bản án sơ thẩm tôi bị thua kiện, nhưng lên phúc thẩm tòa án phúc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm lý do không hợp lý sai nguyên tắc tố tụng dân sự gây thiệt hại cho tôi vì tôi có giấy tờ hợp lệ mà người bà kim kiện là bà tư người bán cho tôi nhưng bà tư chết tôi không liên quan sao lại bồi thường cho bà kim. vụ án trã về quận xử lại vào đầu năm 2009 tới tháng 9 năm 2009 trong thời gian đó tòa án nhiều lần triệu tập mà nguyên đơn không có mặt, nên tòa án ra quyết định đình chỉ án vào giửa tháng 9 đên nay là tháng 1 năm 2010 mà bên giải phóng mặt bằng vẩn không giải quyết lấy lý do phải mời bà kim ( nguyên đơn) 3 lần rồi gửi qua quận cho người sát minh tất cả đều làm xong, nhưng khi tôi tới ban bồi thường để yêu cầu giải quyết thì họ nói quyết định đình chỉ không có giá trị, tòa án phải ra quyết định giải tỏa vụ án mới được. nhưng tòa án nói không kê biên tài sản của tôi thì không thể ra quyết định giải tỏa vụ án được. như vậy kéo dày từ tháng 9 tới giờ mà tôi không lãnh được tiền, mà từ khi tiền của tôi bị kê biên gửi ngân hàng tới giờ tôi không nhận được bất kỳ giấy tờ nao liên quan.
xin hướng dẫn tôi cách giải quyết vấn đề này ( rất gấp)
xin cảm ơn.

danglongco
30-07-2012, 04:39 PM
Yêu cầu của Ban đền bù giải tỏa là không có cơ sở; Khi căn cứ vào quy định của Điều 108, 192 , 193 Bộ luật tố tụng dân sự thì có thể thấy những vấn đề sau:
-Mục đích áp dụng biện pháp kê biên là nhằm không để thất thoát tài sản đến khi Tòa xét xử vụ án.
-Khi Tòa đã ra Quyết định đình chỉ vụ án (mà không bị kháng cáo, kháng nghị) thì có nghĩa là đã chấm dứt vụ án về mặt tố tụng đồng thời nội dung vụ án cũng được giải quyết với bằng phương thức là từ chối phân xử tranh chấp.
Như vậy, chỉ cần có Quyết định đình chỉ vụ án thì đương nhiên việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã không còn ý nghĩa.

Anh có thể yêu cầu Tòa án làm công văn trả lời cho trường hợp của mình và gửi qua ban đền bù giải tỏa.

Cơ sở pháp lý:
BLTTDS
Điều 108. Kê biên tài sản đang tranh chấp
1. Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản.
2. Tài sản bị kê biên có thể được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án hoặc lập biên bản giao cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Toà án.



Điều 192. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
d) Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án;
đ) Các đương sự đã tự thoả thuận và không yêu cầu Toà án tiếp tục giải quyết vụ án;
e) Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
g) Đã có quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
h) Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
2. Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xoá tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu vụ án thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện quy định tại Điều 168 của Bộ luật này.

Điều 193. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại các điểm c, e và g khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này và các trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.
3. Trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 192 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho người đã nộp tiền tạm ứng án phí.
4. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.