PDA

View Full Version : Chứng cứ bằng văn bản bị viết lại


hungbaoco
30-07-2012, 04:38 PM
Chúng tôi đang theo một vụ kiện dân sự về đất đai. Gần đây chúng tôi phát hiện ra rằng trong bút lục tại tòa án, CHỨNG CỨ BẰNG VĂN BẢN do bên nguyên cung cấp đã bị viết thêm nội dung so với bản gốc hai bên cùng có. Điều lạ là trên văn bản này có dòng chữ ĐÃ ĐỐI CHIẾU BẢN CHÍNH và có đóng dấu xác nhận của tòa án(?!)

Rất mong mọi người cho biết: 1- Có được thêm bớt nội dung vào CHỨNG CỨ BẰNG VĂN BẢN không? 2- Người tự ý thêm bớt nội dung (bên NGUYÊN hoặc ai đó) có bị xử lý tội gì không? 3- Trong trường hợp này HĐXX sẽ xử tiếp như thế nào?

Chúng tôi không biết nhiều về luật, rất mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người.

Xin cảm ơn rất nhiều!

Thái Ngọc

pjhuyenhanh
30-07-2012, 04:38 PM
Trong bài trước tôi viết là bên nguyên thêm nội dung vào CHỨNG CỨ BẰNG VĂN BẢN. Nhưng sau khi xem kỹ lại thì thấy họ không chỉ thêm nội dung mà thực tế là CHỨNG CỨ bên nguyên nộp tại tòa đã được đánh máy lại toàn bộ, thêm nội dung họ muốn, và giả mạo chữ ký của tôi. Chữ ký của bên nguyên cũng khác (dù là cùng một người ký) so với chữ ký trong bản gốc hai bên cùng có.

Tôi cần phải làm gì đây?

Mong nhận được lời tư vấn.

Xin cảm ơn rất nhiều

Thái Ngọc

truongthanhthuduc
30-07-2012, 04:38 PM
Chào anh,

Để làm rõ những thắc mắc của anh, cần xem lại các quy định tố tụng dân sự:
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự tại Điều 81
Thì những văn bản nguyên đơn cung cấp không được xem là chứng cứ vì nó không có thật; còn việc Tòa án xem nó là chứng cứ thì Tòa đang có vấn đề, vi phạm pháp luật tố tụng.( Nếu như vi phạm , bản án đã tuyên có thể bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm).

Khi vụ việc còn đang trong quá trình giải quyết thì anh nên làm đơn tố cáo văn bản trên là giả gửi Tòa, và yêu cầu giám định văn bản, chứng ký…trên theo quy định của Điều 91, 90 Bộ luật tố tụng dân sự.( tất nhiên là anh phải biết cẩn thận sao chụp bản gốc của anh, và cẩn trọng trong việc giao nhận tài liệu với Tòa này)

Cơ sở pháp lý: Bộ luật Tố tụng dân sự

Điều 81. Chứng cứ
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.
Điều 90. Trưng cầu giám định
1. Theo sự thoả thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
2. Người giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định phải tiến hành giám định theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại. Việc giám định lại có thể do người đã tiến hành giám định trước đó thực hiện hoặc do tổ chức chuyên môn khác thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 91. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo
1. Trong trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại, người tố cáo có quyền yêu cầu Toà án trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 90 của Bộ luật này.
2. Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Toà án chuyển cho Cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền.
3. Người đưa ra chứng cứ giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác.

vungtau
30-07-2012, 04:38 PM
Cảm ơn bạn "Tui ... là tui ..." /Vu_civil07 rất nhiều. Rất tiếc là "người đưa ra chứng cứ (giả mạo) đó có quyền rút lại" mà không bị trưng phạt vì tội gian lận với Tòa án.

Một lần nữa, xin cám ơn bạn "Tui ... là tui ..."! Be good!

Thái Ngọc