PDA

View Full Version : H bị Tòa xử mấy hành vi?


lengo_ltd
30-07-2012, 02:53 PM
Do có ý định lừa dối chiếm đoạt tài sản của gia đình từ trước, H đã nói dối với gia đình là đi làm ăn xa và xin gia đình 500 nghìn để mua vé tàu và được bố đồng ý đưa cho số tiền trên. Cũng với ý định chiếm đoạt, buổi chiều cùng ngày H mượn xe máy của bố đẻ nói là để đi mua vé xe sau đó mang xe máy đi cầm đồ rồi không còn khả năng trả lại xe cho bố. VKS đã khởi tố H về cả hai hành vi lừa đảo số tiền mặt 500nghìn và hành vi lừa đảo chiếc xe trị giá 10 triệu.
Xin ý kiến của các bạn về việc khởi tố đối với H.

pramod
30-07-2012, 02:53 PM
Nếu xe máy trên là đứng tên ông bố và ông bố có đơn đề nghị truy tố hình sự H về 2 hành vi lừa đảo trên thì mới được VKS xem xét còn nếu không căn cứ theo yêu cầu bị hại thì VKS không có quyền khởi tố H. Tuy nhiên bạn cần xem xét nhân thân H và việc xảy ra khi nào vì theo BLHS mới thì 500.000đ không có khởi tố về hành vi lừa đảo

dalatbeco
30-07-2012, 02:53 PM
Cám ơn Thái Khang vì đã quan tâm đến toppic này, tuy nhiên đề nghị bạn xem lại giúp mấy vấn đề sau nhé:
- Dù xe không phải tên của ông bố, nhưng ông bố là người giao xe cho H thì ông bố vẫn có quyền làm đơn tố cáo.
- Đối với loại tội này thì pl không quy định phải khởi tố theo đơn của người bị hại.
- Tài sản mà H chiếm đoạt là trên 10 triệu chứ không chỉ 500N
Đó là suy nghỉ của mình, bạn thấy thế nào??

dalatbeco
30-07-2012, 02:53 PM
- VKS khởi tố VAHS khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm mà để biết có dấu hiệu của tội phạm không là thông qua việc trình báo của bị hại hay những người liên quan thông qua tin báo bắng miệng hoặc tin báo bằng văn bản. Bạn nói gì tôi không rõ, nhưng ông bố có quyền đề nghị truy tố hình sự hay không thông qua những lần làm việc với công an qua biên bản ghi lời khai, thông qua bản tường trình hoặc đơn tố cáo. Do đây là quan hệ ruột thịt nên đòi hỏi thủ tục phải chặt chẽ hơn để tránh trường hợp phản cung. Bạn nói Đối với loại tội này thì pl không quy định phải khởi tố theo đơn của người bị hại. Vậy cơ sở nào để cơ quan pháp luật biết được có vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã xảy ra ???:-/. Vậy pháp luật không làm việc với bị hại để hỏi là thằng con ông như vậy thì ông có muốn chúng tôi xử lý hình sự nó không hay sao?????? Đơn yêu cầu và lời đề nghị trong lời khai của bị hại có giá trị ngang nhau. Nhưng trong thực tế với vụ việc có mối quan hệ ruột thịt như trên thì công an sẽ yêu cầu bị hại làm đơn để trình bày rõ quan điểm của mình.
- TÀi sản H chiếm đoạt là 500.000đ và 10 triệu đồng. Tuy nhiên nếu H chưa có tiền án, tiền sự gì thì theo BLHS sửa đổi chỉ có thể truy tố H lừa đảo 10 triệu đồng với tình tiết tăng nặng theo khoản 2 của điều 139 BLHS

vungtau
30-07-2012, 02:53 PM
Đây có thể là 1 bài tập mà bạn Phương đang làm thôi đúng không? Vì vậy ta nghiễm nhiên coi giả thiết đầu bài cho là đúng và cơ quan điều tra đã biết vụ việc. Theo tôi thì H sẽ bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản về hành vi lừa chiếc xe máy trị giá 10 triệu, hành vi lừa lấy 500 nghìn sẽ bị xử phạt hành chính và đó sẽ là 1 tiền sự và coi như 1 tình tiết tăng nặng khi tòa xử.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đúng như bạn Phương nói, không truy tố theo yêu cầu bị hại. Khi cơ quan điều tra biết có sự việc phạm tội xảy ra thì có quyền khởi tố theo quy định của Phát luật! Việc cơ quan điều tra phát hiện theo cách nào đó ta không cần bàn, thông qua biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình này, tin báo của cộng tác viên, của quần chúng nhân dân.....Nói chung là ở khả năng phát hiện tội phạm của cơ quan điều tra. Nếu không biết thì đương nhiên là không bị khởi tố đúng không bạn Thái Khang? Nhưng khi biết thông tin qua nguồn nào đó, xác định đúng là đã có giấu hiệu tội phạm xảy ra thì không cần đơn của ông bố thì cơ quan điều tra vẫn có quyền khởi tố. Cho dù ông bố có đơn bãi nại thì anh H vẫn đương nhiên bị khởi tố vì tội danh này không quy định bắt buộc phải có đơn của bị hại, nếu có càng tốt cho quá trình điều tra xử lý mà thôi. Việc ông bố có viết đơn hay không là quyền của ông bố.
Việc bạn Thái Khang nói lo bị can hay bị hại phản cung nên phải có đơn. Phản cung hay không phản cung là do trình độ của điều tra viên khi tiến hành điều tra vụ án, thu thập các chứng cứ và người làm chứng của vụ án để chúng minh có tội phạm hay không có tội phạm xảy ra. Nếu như bạn Thái Khang nói thì hễ phản cung là bị can vô tội àh? Phản cung chi có tác dung khi điều phản cung đó là đúng sự thật. Nếu không đúng thì phản cung chẳng có tác dụng gì! Việc điều tra viên để bị can phản cung mà mình thua là do trình độ điều tra viên kém chứ không phải do quy định của Pháp luật sai bạn Thái Khang ạh!

kim
30-07-2012, 02:53 PM
Xin cám ơn bạn Trường Giang đã cho ý kiến! Tuy nhiên ý kiến của tôi xét ở khía cạnh thực tế giải quyết vụ việc này như sau:
- Do có ý định lừa dối chiếm đoạt tài sản của gia đình từ trước, H đã nói dối với gia đình là đi làm ăn xa và xin gia đình 500 nghìn để mua vé tàu và được bố đồng ý đưa cho số tiền trên. Cũng với ý định chiếm đoạt, buổi chiều cùng ngày H mượn xe máy của bố đẻ nói là để đi mua vé xe sau đó mang xe máy đi cầm đồ rồi không còn khả năng trả lại xe cho bố. Ở đây H đã lấy tài sản của bố bằng thủ đoạn lừa đảo. Tuy nhiên việc H có lừa đảo lấy xe hay không là chỉ có bố của H biết vì việc con cái sử dụng xe của bố mẹ là chuyện bình thường người khác không thể nhận ra được nên không phát hiện được. Cho nên trong trường hợp này ta có thể hiểu việc công an phát hiện có vụ việc hình sự là do tin báo của ông bố H.
- Nếu bố H trình báo thì có 2 trường hợp: một là bố H muốn xử lý hành vi của người con, hai là bố H muốn nhờ công an lấy lại xe máy mà H mang đi cầm cố trái phép. Ở trường hợp một thì đó là cơ sở để CQĐT ra quyết định KTVAHS. Ở trường hợp hai, người bố không nghĩ rằng việc mình trình báo công an là nguồn tin để công an phát hiện vụ việc hình sự và xử lý H.
- Khi phát hiện mình bị lừa đảo thì bố H rất bực tức và có thể muốn pháp luật xử lý H. Tuy nhiên khi biết trường hợp của H có thể đi tù, tình cảm gia đình bị ảnh hưởng thông qua nhiều ý kiến của những người khác trong gia đình thì có thể lúc đầu bố H muốn xử lý nên khai báo rõ ràng nhưng khi thấy được hậu quả cho H thì có thể bố H sẽ đề nghị không xử lý. Nhưng có làm đơn bãi nại thì vẫn bị xử lý hình sự thì có thể bố H sẽ thay đổi lời khai để cứu con. Đây chỉ là những vấn đề thường gặp trong thực tế nên tôi mới trình bày cần phải đề nghị bố H làm đơn trình bày rõ quan điềm của mình đồng thời ghi nhiều lời khai. Đây chính là nguyên tắc để tránh trường hợp phản cung.

thuan-phuong
30-07-2012, 02:53 PM
Chào bạn Thái Khang.
Xét về trường hợp viết đơn hay không viết đơn của bố anh H nhé. Giả xử không ông ấy không viết và không có ai biết thì tức là không thể khởi tố được rồi đúng không? Vì có biết đâu mà khởi! Nếu bố H có đơn, không phải cơ quan điều tra ngay lập tức khởi tố vụ án mà phải qua quá trình điều tra, nếu xét thấy có dấu hiệu của tội phạm xảy ra thì cơ quan điều tra buộc phải khởi tố vụ án hình sự dù bố của H có viết đơn bãi nại hay không! Nếu không có dấu hiệu của tội phạm xảy ra thì đương nhiên là không bị khởi tố rồi!
Việc khởi tố tìm ra tội phạm hay không có tội phạm là do khả năng của cơ quan điều tra. Nếu đã khởi tố rồi mà sau đó ông bố thay đổi lời khai 180 độ không đúng với sự thật xảy ra mà cơ quan điều tra buộc phải đình chỉ điều tra thì đó là thể hiện sự yếu kém của cơ quan điều tra chứ không phải do quy định của pháp luật sai khi không yêu cầu tội danh này phải khởi tố theo yêu cầu của bị hại! Bởi vì không chỉ dựa vào một lời khai của ông bố này mà ra quyết định khởi tố được. Như bạn nói đấy, phải lấy nhiều lời khai của 1 người, ngoài ra phải thu thập bằng chứng như điểm H bán xe, lời khai người mua xe, lời khai của H, bạn bè H (những người biết việc)..... Khi đã rõ ràng sự thật là có tội phạm xảy ra thì khởi tố theo quy định của pháp luật dù có đơn hay không.
Việc ông bố sau đó thay đổi lời khai mà ta chịu thua là do quá trình điều tra kém, không tìm ra được sự thật của vụ việc trong khi sự thật đúng là có tội phạm xảy ra chứ không phải do ông bố có đơn bãi nại hay ông bố thay đổi lời khai. Nếu trình độ điều tra đích thực thì phải xử lý luôn hành vi khai báo gian dối của ông bố nữa cơ chứ chịu thua thì buồn quá! Nếu làm công tác điều tra mà lúc nào cũng lo bị phản cung thì chẳng bao giờ làm được cả vì hầu như vụ nào cũng có phản cung, vấn đề là ở trình độ điều tra khám phá ra sự thật mà thôi!