PDA

View Full Version : Hỏi về tội Trộm cướp


hwakyungbc
30-07-2012, 02:48 PM
Em trai tội, 16t ( thiếu 3 tháng nữa là đủ 16t ), do Bồng Bột đã suy nghĩ bậy, " cầm dao Thái Lan, đi cướp ", Hôm đó, em tôi cầm dao uy hiếp 1 phụ nữ để cướp tiền " Có tiền đưa hết đây " em tôi bảo. Người kia móc tiền được khoảng 2 trăm ngàn đồng ( tiền lẻ ) đưa Em trai tôi, sau đó có người gọi Điện Thoại cho Cô Gái đó, thấy ĐT rung, Em tôi vì lần đầu, sợ quá, không biết làm gì và có người thấy o trên Lầu nhà gần chỗ thực hiện Hành Vi Cướp của em tôi, nên Em trai tôi hoảng loạn, liền vứt hết tiền rơi xuống Đất, nhảy lên xe " Gắn Máy của Cô Gái " chạy để tránh bị bắt. nhưng sau đó đã trả lại xe, Cô Gái cũng đã nhận lại xe, rồi ra C.A Phường " Đầu Thú " và đã được Cô Gái viết giấy " Bãi Nại " cho em tôi gửi lên trên C.A quận ( khi em tôi vừa được chuyển từ C.A Phường lên C.A Quận ). Em trai tôi là 1 HS cấp 3. đang theo Học, chuẩn bị vào năm Học mới, do suy nghĩ nên đã làm chuyện dại dột " Đi Cướp 1 mình ", ( ko suy nghĩ được gì, lam theo suy nghĩ của tuổi vùa lớn ), CHƯA TỪNG CÓ TIỀN ÁN TIỀN SỰ GÌ TẠI ĐỊA PHƯƠNG.
Cho Tôi được hỏi vài câu :
- Đã bị TẠM GIAM để điều tra, nhưng gia đình có được xin " TẠI NGOẠI " được không ? vì Em trai tôi chưa đủ tuổi ( thiếu 2 tháng nữa tròn 16t ).
- Em trai tôi có được hưởng sự Khoan Hồng của Pháp Luật hay không ? Có được giảm nhẹ Tội không ?
- Nếu xét xử sẽ lãnh Án Phạt như thế nào ? Có được hưởng " Án Treo" để tiếp tục đi học không ?
Tôi xin cám ơn !!!

hoangnghia71
30-07-2012, 02:48 PM
Chào bạn,

Căn cứ vào các quy định của BLTTHS và BLHS thì :
Trong trường hợp của em bạn, cơ quan công an tạm giam là không sai; nhưng với việc em bạn đầu thú, có lý lịch nhân thân rõ ràng...thì gia đình bạn có thể làm thủ tục xin bảo lĩnh cho em bạn.
Em bạn đã có 1 tình tiết giảm nhẹ TNHS là đầu thú; vậy thì phải thành thật khai báo, hợp tác với cơ quan điều tra để có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ TNHS.
Mức phạt đối với em bạn tôi dự đoán khoảng từ 2 đến 3 năm tù ( áp dụng Khoản 1 - Điều 133;Điều 46, 47, 74 ).

Như vậy có khả năng án treo có thể áp dụng với em bạn nếu đủ điều kiện theo Điều 60 và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao :
Điều 60: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.
Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.
b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.
c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.
d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm”.


Căn cứ :
Điều 133. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm…
Điều 8. Khái niệm tội phạm


3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.



Điều 88. Tạm giam
1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

Điều 92. Bảo lĩnh
1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.
4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.


Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án


Điều 60. án treo
1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.
2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.
4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Tòa án có thể rút ngắn thời gian thử thách.
5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.


Điều 74. Tù có thời hạn
Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

daithanhxk
30-07-2012, 02:48 PM
Anh Vu cho Tôi hỏi thêm vài điều em chưa rõ lắm :
1) Em trai Tôi bị tạm giam nay đã được 1 tháng 2 tuần rồi, tôi có thể làm đơn Bảo Lĩnh cho em trai tôi được tại ngoại để chờ ngày ra Tòa Án hay không ? Mẫu làm đơn cần những gì ?
2) Nếu mức hình phạt 2 năm đến 3 năm như dự đoán , em tối được hưởng án treo , còn có thể đi học cấp 3 được nữa không ?
3) Vì sao cơ quan điều tra không cho gia đình tôi được bảo lĩnh khi em Trai tôi ra đầu thú ?
4) Ở trên có đề cập đến việc Trộm cướp tài sản, nếu theo quy định em tôi bị phạt từ 3-10 năm tù, Anh có thể cho tôi thảm khảo sao có thể bị tù từ 2-3 năm không ? cám ơn.
5) Mức phạm tội em tôi là thuốc vào mức phạm tội gi ? " nguy hiểm " ? "nghiêm trọng " ? Vì sao gia đình không được thăm nuôi mà chỉ có thể gửi đồ đạc vào cho em tôi.không được tiếp xúc với em trai tôi từ úc bị Tạm Giam đến giờ ?
Cám ơn Vu07

hoangphuc174
30-07-2012, 02:48 PM
Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành thì em bạn phạm tội cướp tài san rlà đúng. Tuy nhiên với việc em bạn đã ra đầu thú và đã khai báo thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra, hậu quả xẩy ra không lớn và đã khắc phục được, đã bồi thường, phạm tội lần đầu và dưới 16 tuổi, nhân thân tốt đang theo học thì tôi nghĩ bạn nên làm đơn xin bảo lãnh sớm để em bạn được tại ngoại tiếp tục việc học tập. Đơn bạn phai rkính gửi cơ quan khởi tố và viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định khởi tố và lệnh tạm giam. Bởi vì Lệnh tạm giam của Công an có hiệu lực thì phải có Viện kiểm sát phê chuẩn cái lệnh đó. Do cái lệnh tạm giam đó đang còn có hiệu lực, nên chỉ có Viện kiểm sát mơi có quyền huye lệnh tạm giam đó. trong đơn phải trình bày rõ nội dung, cam kết và có hai người trở lên bảo lãnh và phải có xác nhận của chính quyền địa phương/.

timber
30-07-2012, 02:48 PM
cho em hỏi thêm mình có thể xin Mẫu Đơn Bảo Lãnh ở đâu, cần ghi những gì ? em chưa rành lắm về lĩnh vực này, mong các Anh giúp đỡ, ah` cho em hỏi theo Anh em trai tôi " cầm dao uy hiếp để lấy tiền, sau đó do hoảng sợ, vứt hết tiền và con dao lại lấy xe người Bị Hại bỏ chạy, nhưng do sợ nên đã giao xe gần C.A phường tối hôm xảy ra vụ việc, Sáng mai dậy do ân hận và biết lỗi nên đã ra C.A đầu thú. em trai tôi thực hiện Hành Vi Cướp chỉ 1 mình. " nhự vậy em tôi được xem là Loại Tội Phạm nào ? Nguy Hiểm hay không ? Theo Anh có thể em Trai tôi sớm hòa nhập với cuộc sống bình thường bao nhiêu lâu ? có thể tiếp tục đi học được nữa không ? Có thể nào được Án Treo để gia đình quan tâm không? ( em trai toi còn 3 tháng nũa là 16 tuổi )

kim
30-07-2012, 02:48 PM
Chào bạn,
Trước khi đặt ra những câu hỏi này xin vui lòng đọc kỹ, chính xác những nội dung tôi đã tư vấn.
MẪu đơn xin bảo lĩnh thì gai đình liên hệ với công an , họ có những mẫu này( lưu ý thêm là dù gia đình có làm đơn nhưng việc có được bảo lĩnh được hay không lại là chuyện khác).

thuan-phuong
30-07-2012, 02:48 PM
ah` cho tôi hỏi là bây giờ Em trai tôi đang bị Tạm Giam để Điều Tra, Gia đình tôi có thể thuê Luật Sư để Bào Chữa để ra Tòa từ Bây Giờ được không ?có thể sẽ Gúp cho em tôi sớm Hòa Nhập Cộng Đồng được không ? :39:

chyngjeeng
30-07-2012, 02:48 PM
Chào bạn,
Gia đình bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của luật sư từ trong giai đoạn điều tra luôn chứ không pah3i đợi đến khi ra Tòa.Nếu như gia đình bạn không yêu cầu luật sư thì khi ra Tòa, thì TA,VKS phải mời luật sư.

Điều 275 của BLTTHS quy định:

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho bị can, bị cáo, nếu bị can, bị cáo không tự lựa chọn được. Đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho bị can, bị cáo.

thinhphat
30-07-2012, 02:48 PM
a cho e hỏi chuyện này nha!
Em xin kể lại tình tiết vụ việc rõ hơn cho a hiểu hơn nha:
Em Trai tôi,16t sinh ngày 07/10/1993, do bồng bột đã suy nghĩ bậy Ngày 22/08/2009 đã phát sinh ý nghĩ đi cướp nhưng chưa đi.Đến 14h ngày 23/08/2009 em tôi đã cầm 1 con dao thái lan ở nhà đi uy hiếp 1 phụ nữ để cướp tiền.khi ra đến hiện trường,em tôi thấy 1 ng phụ nữ ở đó ngồi trên chiếc xe Click,em tôi ra cẩm dao áp sát vào eo ng phụ nữ này và nói"đưa tiền và điện thọai đây,ko tao đâm" ng phụ nữ lấy ra 200 ngàn và dtdd trị giá 500 ngàn.khi em tôi cầm tiền và dt trên tay,thi bất chợt có ng gọi vào dt của ng phụ nữ.em tôi vì hỏang sợ chỉ cầm 50nga2n và bắt ng phụ nữ xuống xe để tẩu thóat,vì lúc đó có người thấy la lên,em tôi vì đi bộ 1 mình, ko còn cách nào khác sợ bị bắt nên yêucầu ng phụ nữ xuống xe để lấy xe chạy cho nhanh.sau khi cầm 50ngan thi em tôi đổ xăng chạy về tiệm internet gần nhà gửi xe ở đó và về nhà.Trong thời gian đó,vô tình được biếtng bị cướp lại là bạn của bạn trai tôi,và Ba cô ấy là Công An.Vì nhận ra Diện Mạo giống em tôi nên bạn trai tôi đã gọi dt hỏi tôi, nhưng tôi ko hề nghĩ là em tôi dám làm việc đó.trong khi đó bố của cô ấy đã báo cơ quan điều tra.Tối hôm đó em tôi vì hỏang sợ,lần đầu tiên làm và chỉ làm 1minh,thiếu suy nghĩ đã đem đốt hết giấy tờ trong cốp xe người phụ nữ,trong bóp gồm có 1giay CMND,1Giay Phép Lái Xe.và đem xe ra để trong 1 con hẻm gần nhà.đến 22h CA phường đã tìm được xe và trả xe cho cô ấy.Tối hôm đó Gia đình có hỏi em và em đã nhận tội,gia đình khuyên em ra tự thứ.vì em tôi đang trong thời gian THI cuối Hè,nên 10h sáng 25/08/2009 gia đình tôi đã đưa ra CA phường tự thú.
LÝ DO nảy sinh hành động của em tôi là:em tôi muốn có tiền đóng tiền học thêm(nhưng chỗ học thêm đó mẹ tôi ko đồng ý),và cần tiền mua quần áo.
Sau khi CA phường đưa em tôi về CA quận để tạm giam,gia đình tôi đã gặp bên bị hại.Bố cô ấy đã viết giấy bãi nại và gia đình tôi đã bồi thường thiệt hại với số tiền là 5 triệu đồng.
ĐÂY LÀ LỜI KHAI CỦA EM TÔI KHI RA PHƯỜNG TỰ THÚ
E vừa đọc 1 công văn số 461 của VKSNDTC hướng dẫn các VKS và TAND tỉnh thành có nội dung như sau:
I.ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI RA TỰ THÚ
Lãnh đạo liên ngành bộ nội vụ"nay là bộ công an,VKSNDTC,TANDTC,BỘ TƯ PHÁP đã ban hành thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 2/6/1990 hướng dẫn thi hành chính sách đối với người phạm tội ra tự thú.theo thông tư này,cũng như căn cứ vào các quy định của bộ luật hình sự sửa đổi và bộ luật tố tụng hình sự thì người phạm tội tự thú là 1 trong những tình tiết được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, hơn nữa, với nhưng điều nhất định có thể được miễn trách nhiệm hình sự.vì vậy:
1.chỉ xem xét áp dụng biện pháp tạm giữ,tạm giam trong trường hợp thật cần thiết,khi ng tự thú trước đó đã phạm tội thuộc các tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng và người này đã bị khởi tố với tư cách là bị can.Riêng đối với người phạm tội tuổi từ 14-16t ra tự thú chỉ xem xét áp dụng biện pháp tạm giữ tạm giam khi họ phạm tội thuộc lọai tội đặc biệt nghiêm trọng.
Theo như trước đã trình bày thì em tôi có phải bị tạm giam không và thời gian tạm giam là bao nhiêu lâu.Nếu bên công an đưa đề nghị thời gian tạm giam qua bên VKS ký quyết định nhưng lại không nói là em tôi tự thú và đang là HỌC SINH. VKS đã ký tạm giam 4 tháng thì gia đình tôi phải làm thủ tục như thế nào để được bảo lãnh cho em tôi sớm được tại ngọai chờ ngày xét xử.gia đìnhh tôi đã nhờ luật sư can thiệp nhưng bên công an hẹn 3 ngày nhận quyết định rồi hẹn 7 ngày mới cho LS tiếp xúc Hồ sơ.NHư vậy có đúng không?
Nếu em tôi bị ra tòa xét xử,thì mức hình phạt của em tôi là như thế nào?
CQCA có làm khó cho gia đình em hay không?
Em tôi thuộc lọai tội phạm Rất nghiêm trọng hay Đặc biệt nghiêm trọng?
XIN CÁM ƠN!