View Full Version : Trường hợp này có kết tội được hay không ?
thinhphat
30-07-2012, 02:45 PM
Anh A và anh B có làm giả 2 bộ giấy tờ xe máy và đem cầm cố lấy tiền ăn tiêu , gia đình anh A biết sự việc đã đi chuộc lại 2 bộ giấy trên về và làm thủ tục hủy các giấy tờ trên. Anh B sau đó tiếp tục làm giả các giấy tờ khác đem cầm cố và bị CA bắt . B khai cả sự việc trước đây với CA. CA đã hỏi gia đình của A và gia đình A đã nói hết sự việc với CA . Theo bạn thì A có bị kết tội làm giả giấy tờ không ? ( A đã gặp CA và chối toàn bộ sự việc trên, toàn bộ giấy tờ bản chính làm giả do A làm thì đã bị hủy chỉ còn lại các giấy tờ pho to ).
" Đây là một trường hợp có thật, sự việc vẫn đang diễn ra, mong các bạn quan tâm và tư vấn A hiện đang sống trong tình trạng rất lo lắng vì tương lai và sự nghiệp có thể bị ảnh hưởng rất ngiêm trọng vì việc này"
tanphuco
30-07-2012, 02:45 PM
theo tôi thì A phạm tội qui định tại điều 267 BLHS1999" tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức"vì:
a đã có hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan nhà nước( các giấy tờ liên quan đến xe máy để có thể đi cầm cố dc và để người cầm cố đó tin là xe hợp pháp).mà chủ thể ở đây là chủ thể thường( người đạt độ tuổi luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự) vì vậy nếu A thuộc trường hợp đó( mặt chủ thể) thì a là chủ thể của tội này.mặt khác hành vi của a rõ ràng là hành vi làm giả giấy tờ và nhằm mục đích làm việc phi pháp" nhằm lừa dối công dân" mà ở trường hợp này là người cầm đồ để họ tin đó là thật để cầm chiếc xe đó và đưa tiền cho a và b.như vậy hành vi của a cũng đã rõ ràng có dấu hiệu lừa dối( mục dích phi pháp) và có chủ định từ trước.
tóm lại theo khoản 1 điều 267 thì a bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm tùy vào những tình tiết khác nếu có nữa hoặc hậu quả từ hành vi của a gây ra.
trường hợp nếu giấy tờ giả bản gốc đó đã bị hủy bỏ thì chúng ta vẫn có thể căn cứ vào bản photo để làm căn cứ vì thực tế là phải có bản gốc thì mới có bản photo dc chứ ko thể tự nhiên xuất hiện 1 bản photo như vậy dc.đồng thời khi gia đình a làm thủ tục để hủy bỏ giấy tờ giả mà a và b đã làm đó thì cơ quan có thẩm quyền vẫn sẽ giữ nhửng thủ tục đó do đó cũng có thể căn cứ vào đó để đối chiếu và cơ quan điều tra sẽ có cách để điều tra và xác minh.
chào bạn!
phuthi
30-07-2012, 02:45 PM
A và B là giả giấy tờ của nhà nước là trái và vi phạm pháp luật theo điều 267 BLHS. Tuy nhiên mục đích A và B làm giả những giấy tờ trên là nhằm xem đó là 1 thủ đoạn để lừa dối với chủ tiệm cầm đồ, để chủ tiệm cầm đồ tin đó là giấy tờ thật có giá trị sử dụng và cần thiết cho A và B khi muốn chứng minh về nguồn gốc xe máy – cần thiết với A và B. Hành vi của A và B ngoài tội là giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo điều 267 BLHS nhằm mục đích gian dối mà còn phải chịu thêm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 BLHS vì mục đích A và B là giả giấy tờ như thật để chủ cầm đồ tin là giấy thật mà trao tài sản cho A và B (đây là một tội phạm độc lập theo nguyên tắc phạm nhiều tội). Khi truy cứu trách nhiệm hình sự tùy tính chất mức độ mà xem xét tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đối với A và B.
Riêng A hành vi đã rõ ràng. Việc A khai báo hay không không quan trọng mà đó là căn cứ để xét xét tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với A (vì chỉ cần B, gia đình A khai báo cộng với các giấy tờ photo mà công an có được thì đó là nguồn chứng cứ quan trọng để có thể khởi tố đối với A). Theo tôi A nên khai báo thành khẩn, khắc phục hậu quả thì sẽ được pháp luật khoan hồng.
duongtramanh.bdg
30-07-2012, 02:45 PM
Hành vi của A đã có đấu hiệu của hai tội: Làm giả giấy tờ và lừa đảo.
vBulletin v3.6.1, Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.