View Full Version : tội trộm cắp tài sản
phuthi
30-07-2012, 02:37 PM
Kính gửi quí luật sư
Em có thằng em trai là sinh viên năm thứ 2. Nó là cán bộ lớp rất gương mẫu và được bạn bè quí trọng. Vừa qua trên đường đi nộp bài cho lớp về, nó thấy chiếc xe máy để ven đường không khoá càng khoá cổ. TRong một phút nông nổi nó đã dắt trộm của người ta và bị truy đuổi, sau đó vì sợ bị những người dân xung quanh đánh đập nên nó để lại xe và chạy trốn. Nỏ ân nấp ở khu vực gần đó rồi suy nghĩ, vì nó có đánh rơi tập bài có ghi tên địa chỉ lớp nên mọi chuyện đã bị lộ, nó quyết định đến công an đầu thú. Trên đường nó đi đầu thú thì bị bắt.Tất cả diễn ra trong 30 phút. Giờ công an người ta không công nhận việc ra đầu thú mà cho là nó bị bắt.Đây là lần đầu nó phạm tội, thân nhân tốt,nó thành khẩn khai báo,chiếc xe đã được giữ lại nên cũng chưa gây hậu quả gì, em tôi từng đi bộ đội. Khi biết tin về em tôi, lớp và trường đã làm đơn xin giảm án cho nó. Vậy cho tôi hỏi:
1. Các đơn từ này và các giấy tờ về việc đi bộ đội của em tôi có được xem là các tình tiết giảm nhẹ không? nếu có thì tôi nên nộp ở đâu và cơ quan nào có trách nhiệm thu nhận.
2. Chiếc xe máy em tôi lấy được định giá là 28 triệu+4 triệu tiền đăng ký, nằm trong khung tài sản từ 500.000 đến dưới 50 triệu, nhưng mọi nguòi nói là tài sản như vậy là lớn. Liệu cùng nằm trong khung của khoản 1 điều 138, nhưng có gì khác nếu tài sản lấy cắp chỉ hơn 5 trăm ngàn và tài sản gần 50 triệu, điều đó có ảnh hưởng nhiều đến quyết định của toà án.
3. Liệu với tội danh của em tôi thì có được hưởng án treo không a?
Xin quí luật sư trả lời gấp cho tôi, vì cũng gần đến ngày xử rồi mà tôi chưa biết nộp các đơn từ ở đâu
watermandanang
30-07-2012, 02:37 PM
Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
A) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
B) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
C) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
D) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
Đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
E) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
G) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
H) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
I) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
K) Phạm tội do lạc hậu;
L) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
M) Người phạm tội là người già;
N) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
O) Người phạm tội tự thú;
P) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
Q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
R) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
S) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Như vậy, theo tình tiết bạn đưa ra : em bạn phạm tội trộm cắp tài sản thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm ( Theo Khoản 2e Điều 138 ).
Em bạn sẽ được áp dụng mức phạt dưới khung vì có 3 tình tiết giảm nhẹ (theo Khoản 1 Điểm g, h, p Điều 46 BLHS ( Xem thêm Điều 47 BLHS )
Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Thân ái,
hiep_baocong
huongmoi
30-07-2012, 02:37 PM
Bạn ơi tớ đã tìm hiểu, em của tớ phạm vào khoản 1 điều 138 của BLHS, mức từ là từ 6 tháng đến 3 năm thôi, không phải là khoản 2 đâu. Bên cơ quan thụ lý hồ sơ họ cũng nói vâậy mà.
goldenbee.admin
30-07-2012, 02:37 PM
Bạn chưa đọc kỹ nội dung mình viết rồi, :D
Thân ái,
hiep_baocong
longdatautovol
30-07-2012, 02:37 PM
Chào bạn! Nguyên Hai Thanh. Theo quy định của BLHS năm 1999 đã được sữa đổi bổ sung theo Nghị quyết số: 33, ngày 29/6/2009 của Quốc Hội, thì điều 138 được nâng mức tối thiểu lên 02 triệu đồng. Việc em trai của bạn trộm chiếc xe môtô của người khác đã được định giá là 28 triệu, thì hành vi đó đã đủ yếu tố cấu thành tội Trộm cắp tài sản theo khoản 1 điều 138 BLHS. Đối chiếu với quy định tại khoản 3 điều 8 BLHS, thì hành vi của em bạn thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.
Nếu em bạn đã tự thú, có nhân thân tốt, quá trình điều tra thành khẩn khai báo, hợp tác với cơ quan điều tra, biết ăn năn hối cải, phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng và hậu quả chưa xẩy ra. Đó là 04 tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm g, h, 0, p điều 46 BLHS. Mặt khác em trai bạn đã từng đi bộ đội đó cũng có thể được coi là một tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 điều 46BLHS. Theo quy định của điều 47, thì hành vi phạm tội của em bạn có thể được xử dưới khung của khoản 1 điều 138.
Theo quy định của điều 60 BLHS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 01, ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán toàn án tối cao quy định: Chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì;
Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.
b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;
c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;
d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Đối với người bị xử phạt tù đã bị tạm giam thì chỉ cho hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giam ngắn hơn thời hạn phạt tù.
Đối chiếu với những quy định và hướng dẫn trên, tôi nghỉ chắc chắn em trai bạn sẽ được Tòa án cho hưởng án treo.
-> còn các tài liệu mà bạn muốn gửi để chứng minh các tình tiết giảm nhẹ của em bạn, thì bạn phải gửi đến các cơ quan tiến hành tố tụng của vụ án đó: Công an, kiểm sát, Tòa án.
Chúc bạn thành công!
thuan-phuong
30-07-2012, 02:37 PM
Mình cũng đồng tình với ý kiến của bạn. Với những gì bạn đưa ra nhận định của bạn về tội danh của em bạn là đúng. Sao không đi nộp chứng cứ cho cơ quan điều tra. Để đến khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử thì có phải thiệt không? Nhưng nói thật hành vi của em bạn thì không thể nói là "tự nhiên hôm đó" muốn trộm cắp được. ..Bạn hiểu ý mình chứ? Bạn và gia đình nên quan tâm đến em hơn để em bạn có thể trở thành một công dân tốt, thực sự có ích cho xã hội ( sau khi đã mắc phải sai lầm đáng tiếc).
tamexim
30-07-2012, 02:37 PM
Cam on ban Tuấn Anh vì những trả lời khá chi tiết. Cho mình hỏi thêm, em mình sau khi bị phát hiện thì bị rất nhiều người vây đánh nên đã bỏ chạy, công an họ noí đó là một tình tiết tăng nặng, nhưng mình nghĩ nếu không chạy trong tình huống đó thì họ đánh cho đến chết mất, bản năng sống nên phải bỏ chạy thôi. liệu đó có phải là tình tiết tăng nặng cho bản án ko?
Khi đã trốn thoát, em mình có ý định đi tự thú nhưng đang trên đường đến cơ quan công an thì bị bắt thì cũng không được tính là đầu thú được. Vậy có thể đem đó là chi tiết để biện hộ trước toà không.
Giá trị xe là 28 triệu cũng khá lớn trong khung của khoản 1 điều 138, liệu đó có thể là tình tiết tăng nặng khi toà định khung hình phạt ko?
Liêụ với những chi tiết đó thì có thể được hưởng án treo ko?
Cám ơn bạn rất nhiều
vietsonpte
30-07-2012, 02:37 PM
Nguyễn Hải Thanh. Bạn ơi! Chỉnhững tình tiết quy định trong điều 48 BLHS thì mới bị coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Bạn xem nha. Ngoài những tình tiết này thì không được coi là tình tiết tăng nặng. Còn việc công an nói thì đó là việc của họ, việc áp dụng tình tiết tăng nặng là trên cơ sở đề nghị của VKS và quyền của hội đồng xét xử bạn à.
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
A) Phạm tội có tổ chức;
B) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
C) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
D) Phạm tội có tính chất côn đồ;
Đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
E) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
G) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
H) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
I) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;
K) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
L) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
M) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
N) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;
O) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
Khi ra Tòa mình cũng có thẻ biện hộ bạn à. Với kinh nghiệm trong việc giải quyết án của mình, thì với hồ sơ của em bạn và những tình tiết đã xẩy ra như bạn nói thì chắc chắn mình sẽ cho em bạn hưởng án treo, bởi vì em bạn cũng đang theo học Đại học, không ai lại đi làm cái việc "Cạn tàu ráo máng như thế". Chúc bạn thành công!
Đúng như vậy đấy bạn à. Mục đích của bộ luật hình sự và tính nhân đạo của Nhà nước Việt Nam là cải tạo và gúp đở những người lầm lỗi trở thành những ngươì có ích cho xã hội. Và mục đích của việc xét xử là để giáo dục người lầm lỗi và răn đe kẻ khác đang có ý đồ trộm cắp tài sản của người khác để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Mặc khác việc xét xử cũng là để phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Nếu đúng như bạn nói ở địa phương bạn tình trạng trộm cắp đang trở thành phổ biến thì cũng thật là hơi khó cho việc được hưởng án treo. Tuy nhiên, theo tôi để cho chắc ăn: Thứ nhất, bạn nhờ người bị hại (người mà có chiếc xe môtô em bạn lấy trộm, viết đơn xin bãi nại. Và Nhà trường nơi em bạn theo học có công văn đề nghị Các cơ quan tiến hành tố tụng em bạn được hưởng chính sách khoan hồng để được tiếp tục việc học tập. Mặt khác gia đình bạn cũng có đơn xin có xác nhận của chính quyền địa phương nơi em bạn sống và nói rõ nhân thân của em bạn là tốt). Và gửi cho các cơ quan tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ chính của vụ án. Với những tài liệu đó, tôi nghỉ em bạn sẽ được hưởng án treo thôi. Chúc bạn may mắn!
vhktuan
30-07-2012, 02:37 PM
Ban Tuan Anh than mến!
Tôi hỏi thêm bạn chút nhé. Tôi nghe nói với cùng tình tiết vụ án nhưng nếu nó xảy ra ở những thời điểm khác nhau và ở những địa điểm khác nhau thì toà án ở mỗi nơi có thể đưa ra những quyết định rất khác nhau. Ví dụ như vụ án của em tôi, tôi nghe nói thời gian vừa rồi ở khu vực em tôi sống mất nhiều xe máy, mặc dù em tôi vi phạm lần đầu và cơ quan điều tra cũng đã khẳng định là em tôi không có liên quan đến ai cả, hành vi phạm tội mới lần đầu diễn ra từ khi dắt xe đến khi bị phát hiện. NHưng mọi người nói có thể toà sẽ xử lý nghiêm để răn đe những trường hợp khác. Liệu như vậy có đúng không? Như vậy thì em mình rất khó có thể được án treo. Mong bạn trả lời gâp giúp mình nhé.
binhan
30-07-2012, 02:37 PM
Đúng như vậy đấy bạn à. Mục đích của bộ luật hình sự và tính nhân đạo của Nhà nước Việt Nam là cải tạo và gúp đở những người lầm lỗi trở thành những ngươì có ích cho xã hội. Và mục đích của việc xét xử là để giáo dục người lầm lỗi và răn đe kẻ khác đang có ý đồ trộm cắp tài sản của người khác để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Mặc khác việc xét xử cũng là để phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Nếu đúng như bạn nói ở địa phương bạn tình trạng trộm cắp đang trở thành phổ biến thì cũng thật là hơi khó cho việc được hưởng án treo. Tuy nhiên, theo tôi để cho chắc ăn: Thứ nhất, bạn nhờ người bị hại (người mà có chiếc xe môtô em bạn lấy trộm, viết đơn xin bãi nại. Và Nhà trường nơi em bạn theo học có công văn đề nghị Các cơ quan tiến hành tố tụng em bạn được hưởng chính sách khoan hồng để được tiếp tục việc học tập. Mặt khác gia đình bạn cũng có đơn xin có xác nhận của chính quyền địa phương nơi em bạn sống và nói rõ nhân thân của em bạn là tốt). Và gửi cho các cơ quan tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ chính của vụ án. Với những tài liệu đó, tôi nghỉ em bạn sẽ được hưởng án treo thôi. Chúc bạn may mắn!
vBulletin v3.6.1, Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.