PDA

View Full Version : Hỏi về tội tự vệ gây thương tích cho người.


tanthanhfurniture
30-07-2012, 02:27 PM
Số là Ba tôi có tranh chấp hàng rào với nhà ông hàng xóm , hôm rồi nhà Ba tôi đang sửa chửa thì ông hàng xóm trong người đã có rựu qua nhà chửi bới và túm lấy Ba tôi vật xuống,(trong phần sân nhà tôi) trong khi dằn co thì mẹ tôi đang phụ gần đó thấy vậy quơ được cục gạch và dập vào mặt ông hàng xóm làm ông bất tĩnh , rồi ông được đưa đi cấp cứu ở trạm xá, sự việc đã được công an lấy lời khai. và sau đó nghe nói do con ông làm y tá ở sài sòn nên ông đã trực chỉ đi điêu trị trên này và không quên đe dọa sẽ đi kiện nhà tôi. kính mong quý luật sư cùng anh chi em tư vấn giúp mình nhé.
- Trong trường hợp như vậy me tôi có tội gì và hình phạt như thế nào?
- Trong trường hợp trên do có con làm y tá nên việc ông ấy làm giấy chấn thương chắc có phần bất lợi cho gia đình tôi xin tư vấn dùm ...thành thật biết ơn.

hungbaoco
30-07-2012, 02:27 PM
với những tình tiết bạn nêu, theo tôi nghĩ hành vi chửi bới của ông hàng xóm và túm lấy Ba của bạn vật xuống là một hành vi trái pháp luật. không thấy bạn nói đến việc Ba của bạn có bị thương tích gì hay không?không biết sức khỏe của Ba bạn thế nào? nếu là bình thường thì hai người đàn ông đang dằng co nhau tay không, chưa dùng vũ lực gì và cũng chưa biết được mức độ tấn công của ông hàng xóm đến đâu? tuy nhiên, mới chỉ có vậy mà mẹ của bạn đã dùng cục gạch đập vào mặt ông ta làm ông ta bất tỉnh thì theo tôi nghĩ hành vi này của mẹ bạn là hành vi cố ý gây thương tích cho người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Bạn hỏi mẹ bạn phạm tội gì và hình phạt như thế nào?
xin trả lời là hành vi nêu trên của mẹ bạn có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 106 của Bộ luật hình sự. (lưu ý bạn cũng không nên lo lắng quá, tôi mới chỉ nói là có dấu hiệu thôi)
trích Điều 106 BLHS:
"Điều 106. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm."
tuy nhiên vụ án có được khởi tố hay không là theo yêu cầu của người bị hại (ông hàng xóm)
xin trích Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự:
"Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức."
quay trở lại với quy định tại Điều 106 của Bộ luật hình sự thì phải xem xét đến tỷ lệ thương tật của ông hàng xóm. nếu tỷ lệ thương tật của ông hàng xóm từ 31% trở lên thì hành vi của mẹ bạn mới phạm vào tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. nếu dưới 31% thì không phải là tội phạm.
để xác định được tỷ lệ thương tật của ông hàng xóm thì phải có kết luận giám định.
trích Điều 155 của Bộ luật tố tụng hình sự:
"Điều 155. Trưng cầu giám định
1. Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì; họ tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định quy định tại Điều 60 của Bộ luật này.
3. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;
c) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;
d) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
đ) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả."
tất nhiên là chỉ quyết định trưng cầu giám định khi vụ án đã được khởi tố và vụ án chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bên bị hại là ông hàng xóm.
tôi đã phân tích và viện dẫn các quy định của pháp luật nêu trên. bạn hãy đối chiếu với sự việc cụ thể của bạn trên thực tế để cân nhắc nhé.
tôi nghĩ bạn và gia đình bạn nên chủ động gặp gỡ phía gia đình nhà ông hàng xóm để thương lượng để người ta không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
Còn về vấn đề trách nhiệm dân sự:
hành vi của mẹ bạn đã xâm hại đến sức khỏe của ông hàng xóm. theo quy định của pháp luật dân sự thì phải bồi thường
Bạn vào mục văn bản pháp luật "Dân sự và tố tụng dân sự' trong diễn đàn để tải Bộ luật dân sự năm 2005 về tham khảo: Chương XXI, từ Điều 604 đến Điều 630. cần lưu ý xem các Điều 609, Điều 613 của Bộ luật dân sự.
trích Điều 609, Điều 613:
Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Điều 613. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
1. Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
2. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

ngoài ra bạn cần tham khảo thêm Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. vào liên kết dưới để xem
http://vbqppl2.moj.gov.vn/law/vi/2001_to_2010/2006/200607/200607080001

gia đình bạn nên thỏa thuận bồi thường với người ta. tôi chỉ viện dẫn các quy định của pháp luật để bạn tham khảo.
còn về việc bạn lo ngại "do có con làm y tá nên việc ông ấy làm giấy chấn thương chắc có phần bất lợi cho gia đình tôi" thì đó không phải là căn cứ để xác định mẹ bạn có phạm tội hay không phạm tội. như tôi đã nói ở trên là phải có kết luận giám định và phải là thương tích từ 31% trở lên và phải thuộc trường hợp có yêu cầu khởi tố của bị hại.
nếu trường hợp của bạn sau cùng chỉ còn thuần túy là dân sự, nếu thỏa thuận bồi thường không thống nhất giữa hai bên thì phía bên ông hàng xóm có quyền khởi kiện mẹ bạn ra Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại. Tòa án sẽ áp dụng các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như tôi đã nói nêu trên để giải quyết. lúc này gia đình bạn có thể yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật cũng như mức độ tổn hại sức khỏe thực tế của ông hàng xóm nếu như ông ta lợi dụng có người nhà làm y tế để làm giấy chấn thương bất lợi cho gia đình bạn. (căn cứ pháp lý là Điều 90 của Bộ luật tố tụng dân sự). bạn vào mục văn bản tố tụng dân sự tải Bộ luật tố tụng dân sự về xem nhé.

cuối cùng mong bạn và gia đình hãy thỏa thuận thương lượng với người ta là tốt nhất, dù sao hai bên cũng đang là hàng xóm của nhau, còn sống bên cạnh nhau lâu dài, nên xin lỗi và bồi thường cho người ta để giữ tình hàng xóm, láng giềng.
chúc bạn may mắn!

forimex_sbc
30-07-2012, 02:27 PM
hơ.thương tích cụ thể thế nào hả bạn.

bef34
30-07-2012, 02:27 PM
Xin cám ơn LS Nguyễn Thành Duy đã giúp mình hiểu rỏ vấn đề . mình có hỏi kỹ lại Ba mình thì sự việc do ông hàng xóm xỉn quá rồi tự té và dập mặt vào cục gạch chứ mẹ mình không có tham gia...dù sao thì củng cám ơn Luật sư và các bạn rất nhiều chúc anh Duy nhiều sức khỏe chào trân trọng.c53