PDA

View Full Version : Hậu quả của tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt"


chinhanh_fipexim
30-07-2012, 02:24 PM
Xin chào các bạn trên diễn đàn. Mình hiện đang là 01 kẻ vô cùng ăn năn, hối hận vì những hành động nông nổi của mình khi còn trẻ.

Năm 23 tuổi mình tốt nghiệp Đại học và vào làm việc tại 01 Công ty kinh doanh hàng mỹ phẩm với vị trí Kế toán, tại đây mình đã gây ra một lỗi lầm vô cùng to lớn là mình đa phối hợp cùng 01 nhân viên bán hàng để chiếm đoạt tài sản của Công ty trị giá lên đến 2,3 tỷ đồng.

Sự việc được phát hiện vào năm 2004 và trong thời gian đó chúng tôi đã vô cùng hối hận và đã phối hợp cùng Công ty ngồi lại cân đối và đối chiếu ra số tiền mà chúng tôi đã chiếm đoạt và chúng tôi đã khắc phục hoàn toàn hậu quả 100% vào năm 2006 (tức là hoàn trả lại đầy đủ số tiền mà chúng tôi đã chiếm đoạt cho Công ty), tuy nhiên trong lúc đó thì Công ty đã gửi đơn tố cáo lên Công an điều tra.

Sự việc vẫn được bên phía Công an điều tra và đưa ra Quyết định khởi tố chúng tôi về tội danh "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Hiện tôi rất căng thẳng và lo lắng về chuyện bị khởi tố và tôi cũng không biết được rồi kết quả của mình sẽ như thế nào sau phiên tòa xét xử.

Gia đình tôi hiện chỉ còn 02 người (tôi và Ba tôi), Ba tôi hiện đã không còn đi làm do tuổi đã cao, tôi là trụ cột chính trong gia đình hiện nay, cũng vì chuyện này mà Mẹ tôi đau buồn, lâm bệnh và đã qua đời hồi năm ngoái.

Hiện giờ tôi rất hoang mang, lo lắng về tương lai của tôi và gia đình. Rất các bạn tư vấn và chia sẽ giúp tôi phương pháp nào để tôi có thể giảm được cảnh tù tội và có cơ hội làm lại cuộc đời, tiếp tục chăm lo cho gia đình. Thật sự tôi đã rất ăn năn và hối hận.

Một người ăn năn, hối hận.

qtuanfashion
30-07-2012, 02:24 PM
Chào bạn, theo quy định BLHS tại

Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b)Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án

Trong trường hợp của bạn tôi thấy bạn có các tình tiết sau :b)Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả ; p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.Như vậy, bạn cứ thành khẩn khai báo sự việc đúng sự thật thì có thể Toà sẽ áp dụng Điều 47 BLHS mà quyết định giảm nhẹ hình phạt cho bạn.

spn
30-07-2012, 02:24 PM
Chào các bạn,

Nghe Vũ tư vấn thì mình cũng thấy yên tâm phần nào. Tuy nhiên, các bạn có thể tư vấn giúp mình cách nào để có thể hồ sơ không bị truy tố trước pháp luật.

Hiện chúng tôi cũng đã liên lạc với bên Công ty mà tôi đã chiếm đoạt tài sản của họ và họ cũng đã nhận thấy sai lầm của chúng tôi và lãnh đạo của Công ty rất muốn giúp đỡ chúng tôi thoát khỏi sự truy tố của pháp luật. Tuy vậy, họ không biết phải làm những thủ tục gì để gửi Cơ quan Công an điều tra PC14 để cho vụ án được khép lại. Các bạn có thể tư vấn và chỉ mình các thủ tục cần thiết liên quan và cách làm ra sao để sau đó mình liên hệ với lãnh đạo Công ty đó thực hiện nhằm cho vụ án được khép lại.

Cảm ơn các bạn.

safashion
30-07-2012, 02:24 PM
Chào bạn, tôi xin trả lời bạn như sau :
- Về việc công ty bạn muốn giúp bạn khỏi sự truy tố :
Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Bạn rơi vào trường hợp quy định của Điều 140 BLHS tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nên dù cho công ty bạn rút yêu cầu thì bạn vẫn bị khởi tố.
- Điều 107. Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự

Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

1. Không có sự việc phạm tội;

2. Hành vi không cấu thành tội phạm;

3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

6. Tội phạm đã được đại xá;

7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.

Trường hợp của bạn không rơi vào các trường hợp trên nên vụ án vẫn bị khởi tố.

tanphuco
30-07-2012, 02:24 PM
Chào các bạn,

Theo như Vũ trả lời thì mình vẫn sẽ bị truy tố trước pháp luật, tuy vậy cho mình hỏi thêm theo kinh nghiệm của các bạn về các vụ án tương tự đã xảy ra trước đó thì đối với trường hợp này của mình thì mức án mà Tòa án có thể kết là bao nhiêu? Có cách nào để chúng tôi được hưởng kết quả án treo hay không?

Mong các bạn giúp đỡ.

eubia
30-07-2012, 02:24 PM
Chào bạn,

- Quy định về án treo
Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”.

Tại Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.

Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.

b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.

c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.

d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm”.

- Trường hợp của bạn

Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

Bạn đã có hành vi chiếm đoạt tài sản giá trị là 2,3 tỷ đồng nên rơi vào trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 140 BLHS :4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

Như vậy, bạn không đủ các điều kiện để hưởng án treo . Tuy nhiên, bạn có các tình tiết giảm nhẹ nên sẽ được Tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bạn nhẹ hơn mức hình phạt quy định tại khoản trên nếu như bạn vẫn tiếp tục hợp tác , khai báo thông tin chính xác.

umivungtau
30-07-2012, 02:24 PM
Chào các bạn cho mình hỏi thêm một số ý:

- Trong quá trình điều tra thì tôi được tại ngoại và Cơ quan điều tra đã áp dụng biện pháp ngăn chặn là Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Cho mình hỏi vậy khi nào thì Lệnh ấy hết tác dụng? Trong lúc điều tra nếu vụ án được kết thúc thì phải có Lệnh bãi bỏ Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đúng không?

- Trong quá trình truy tố tại Tòa án TP, do mình có nguyện vọng mong muốn không ai biết đến để sau này khi hết thời gian cải tạo có thể hòa nhập với mọi người, tuy nhiên tại phiên tòa sẽ có các Phóng viên chụp ảnh và viết bài để đưa lên một số báo (đặc biệt là báo mạng). Cho mình hỏi rằng mình có thể đề nghị họ ẩn tên và không đăng hình ảnh hoặc là không đăng bài của mình trên các báo được không? nều được thì có cần làm những thủ tục gì hay không?

Xin cảm ơn các bạn.

jmcvietnam
30-07-2012, 02:24 PM
Vụ này của bạn Hoihan đúng là khó giải quyết, tuy nhiên vẫn ko phải là ko có cách.

Việc giải quyết 1 vụ án, ko phải chỉ có đơn giản là sự thật, mà cái quan trọng là Chứng cứ. Và các chứng cứ này phải được công khai tại phiên tòa. Nếu các chứng cứ là đầy đủ và được công khai tại phiên tòa thì việc kết tội theo khoản 4DD140 trên là khó mà tránh khỏi.

Tuy nhiên, nếu chứng cứ ko đc đánh giá, công nhận công khai tại phiên tòa, thì mặc nhiên coi là ko đủ chứng cứ buộc tội theo Điều 140 đó, mà có thể chuyển hướng sang tội danh khác nhẹ hơn.

Về chứng cứ, Tòa án và cơ quan điều tra chắc chắn phải dựa trên cơ sở lời khai của GĐ rùi các nhân viên trong Cty bạn làm việc.

Những người này, họ có quyền ko khai, và trong trường hợp đó thì có thể rằng chứng cứ buộc tội sẽ thiếu (tôi nói là "có thể" thôi).

Hoặc thậm chí, họ sẽ khai theo hướng có lợi cho bạn, khi đó, việc chuyển tội danh hoặc xóa tội là hoàn toàn có thể.

Mặc dù vậy, nếu như các tài liệu, chứng cứ khác mà vẫn kết tội được bạn thì ko thể giúp gì được.

Vấn đề chứng cứ đó, cần thiết bạn phải có 1 Luật sư tham gia ngay từ bây giờ.

Hiện tại, nếu vụ án vẫn chưa được đưa ra xét xử thì có thể rằng cần thiết bạn phải xem xét lại toàn bộ các chứng cứ của vụ án (chứng cứ bạn có, và chứng cứ cơ quan Điều tra thu thập được) từ đó mới có thể xác định được chính xác hoàn cảnh hiện tại của mình là gì.

Tôi nói như vậy, ko phải là để cho bạn tìm cách trốn tránh pháp luật, mà tôi nói là để cho bạn hiểu Luật. Và việc hiểu luật đó có thể giúp bạn rất nhiều đấy.
____________

Dinhlex@gmail.com
Mobile: 091.524.1373

accap
30-07-2012, 02:24 PM
Chào bạn,
- Theo Điều 79 BLTTHS thì cả 3 cơ quan :điều tra , viện kiểm sát và tòa án đều có quyền áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn trong phạm vi thẩm quyền tố tụng.
Bạn tham khảo ở đây
http://www.diendanphapluat.vn/4rum/showthread.php?t=934
-" ...Điều 18. Xét xử công khai

Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.

Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai. "

Như vậy, muốn xét xử kín thì chỉ có 2 điều kiện theo yêu cầu đơn của Công ty bạn với lý do việc này sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh, hoạt động của Công ty bạn và phải được Tòa án chấp thuận.Nhưng dù thế nào, bản án cũng phải tuyên công khai.
Chúc bạn bình tâm.

yensaokh
30-07-2012, 02:24 PM
bạn nào có thể cho mình biết về các lỗi cố ý hay vô ý của tội phạm hình sự được không?