PDA

View Full Version : Về việc xe ô tô đụng người


eubia
30-07-2012, 02:23 PM
Cho em hỏi việc ô tô đụng chết người, luật pháp việt nam có hình phạt nặng không?
Em thấy ngày càng ô tô chạy càng ẩu thường xảy ra thành phố hồ chí minh.
Em từ quê lên thành phố em rất sợ.
Có mấy lần em chứng kiến xe ô tô đụng người gần bên.
Cũng may người đó không phải là em.]
hiện nay ô tô do người điều khiển không quan tâm người khác vì khi xảy ra tai nạn họ ít gặp về thương tích. Nên vậy họ cứ chạy.
Hôm nay em gặp cảh đụng xe em muốn khóc vì họ chạy quá nhanh xem người chạy xe gắn máy và đi bộ chẳng ra gì.
ở quê nhất là mấy đường quốc lộ em nghe hàng xóm em kể về người chạy ô tô.
Họ chính là người thoát chết trong gang tấc do ô tô đụng phải.
Trong 1 đêm họ không mái bị ô tô đụng phải . Họ kể khi bi ô tô đụng họ may mắn chỉ cán qua tay. Khi đó tài xế cho xe lui lại tính cán luôn nhưng mai mắn được gia đình nọ la lên cứu.
Em nghỉ có thể cán người chết để tiền bối thường và bảo hiểm sẻ ít. Nếu người đó bi thương thì sẻ tốn thật nhiều tiền.
Em muốn biết pháp luật việt nam xử lý ra sao. Hic hic
em xin chân thành cảm ơn.

vinatex
30-07-2012, 02:23 PM
Chào bạn,
Những tâm sự của bạn có thể nhận thấy bạn rất bức xúc trước vấn đề trên ; về phần tôi cũng kah1 bất bình với hành vi của cánh lái xe ô tô, đặc biệt là xe tải,có khá nhiều nguyên nhân việc xe ô tô gây tai ạnn trên đường : sự yếu kém nghiệp vụ, sự tiếp tay của bộ phận đăng kiểm cho qua việc ô tô quá hạn lưu thông...nhưng nói gì thì nói cũng là do lương tâm con người mới là yếu tố quyết định.Mới đây nè, tôi thường lưu thông trên quốc lộ 1A và 1K, dính liền vài cây đinh của đinh tật; không phải do tiếc tiền thay phụ tùng xe mà là tôi khá bức xúc trước việc làm của một số người vì muốn kiếm tiền dễ dàng mà gây tai nạn cho người khác , dân Việt mình dân trí còn thấp lắm nên cách nghĩ, cách làm "quá ngắn"

Tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau
- Nếu hành vi của người điều khiển xe ô tô gây thương tích, tử vong cho người đi đường khác khi họ không có lỗi thì có khả năng bị xử lý về hình sự tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; nếu đụng người nhưng thấy chỉ bị thương lại muốn cán chết thì còn bị xử lý tội giết người.
Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 93. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.