PDA

View Full Version : Đánh công an viên có bị vi phạm điều 257 BLHS hay không?


hanhphucbichtrang
30-07-2012, 02:22 PM
Ông Nguyễn Văn X là công an viên xã M. Trong một lần đi kiểm tra tại nhà trọ Y (không có trưởng công an đi cùng và cũng không có quyết định khám xét), ông N-chủ kinh doanh nhà trọ không đồng ý cho khám xét và có hành vi chống đối. Xin diễn đàn giải đáp, trong trường hợp này ông N có bị vi phạm điều 257 Bộ luật hình sự hay không? Công vụ là gì? chủ thể thi hành công vụ là ai?trong trường hợp này ông X có thi hành công vụ hay không?

eubia
30-07-2012, 02:22 PM
Trường hợp này là kiểm tra hành chính thông thường chứ đâu phải khám xét mà phải lệnh hả bạn?
Bạn nói rõ hơn hành vi chống đối của ong N là như nào được không? Mức độ như thế nào? Công an viên có tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ không?
PHÁP LỆNH CÔNG AN XÃ CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 06/2008/PL-UBTVQH12 NGÀY 21 THÁNG 11 NĂM 2008 Có quy định:










Như vậy, trong trường hợp này Công an viên đang làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. hành vi chống đối của ông N - chủ nhà trọ nếu đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

myduco
30-07-2012, 02:22 PM
Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn- Vụ phó vụ công chức, viên chức,
"- Mục đích của công vụ là phục vụ nhân dân và xã hội.
- Nội dung hoạt động công vụ gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời thực hiện chức năng tổ chức phục vụ các nhu cầu chung của xã hội không vì mục đích lợi nhuận.
- Chủ thể thực thi công vụ là công chức
Hoạt động công vụ là một hoạt động của nhà nước do công chức thực hiện nhằm tạo lập một nền hành chính phục vụ nhân dân, thống nhất, thông suốt và có hiệu quả.."
Trong trường hợp này, công an viên không phải là công chức nhà nước, như vậy việc công an viên kiểm tra nhà trọ có phải là hoạt động công vụ hay không?

furniweb
30-07-2012, 02:22 PM
Pháp lệnh Công an xã là do UBTV Quốc hội quy định và cho phép Công an viên được tiến hành nhiệm vụ kiểm tra tạm trú, tạm vắng, ngành nghề kinh doanh có điều kiện (Kinh doanh lưu trú cũng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện) trên địa bàn mình quản lý. Nhiệm vụ của Công an viên klhông phải là phục vụ mục đích cá nhân đâu và mục đích lợi nhuận đâu ạh! Không đến lượt đồng chí Nguyễn Anh Tuấn đấy cho phép đâu ạh!

thanhhacfurniture
30-07-2012, 02:22 PM
hơ hơ. trường hợp bạn nêu ra ko phải là khám xét. khám xét là 1 hoạt động điều tra do người có thẩm quyền ra lệnh là thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, người có thẩm quyền thi hành là điều tra viên được ghi trong lệnh. trường hợp bạn nêu là việc kiểm tra hành chính thông thường. lực lượng công an xã có thẩm quyền đó. đó cũng là một trong các nhiệm vụ của họ.
bạn nêu ra: Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn- Vụ phó vụ công chức, viên chức,
"- Mục đích của công vụ là phục vụ nhân dân và xã hội.
- Nội dung hoạt động công vụ gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời thực hiện chức năng tổ chức phục vụ các nhu cầu chung của xã hội không vì mục đích lợi nhuận.
- Chủ thể thực thi công vụ là công chức
Hoạt động công vụ là một hoạt động của nhà nước do công chức thực hiện nhằm tạo lập một nền hành chính phục vụ nhân dân, thống nhất, thông suốt và có hiệu quả.."
Trong trường hợp này, công an viên không phải là công chức nhà nước, như vậy việc công an viên kiểm tra nhà trọ có phải là hoạt động công vụ hay không? . đây chỉ là ý kiến, lời nói của một người chứ không phải là 1 văn bản quy phạm pháp luật để lấy ra làm căn cứ. ví dụ như tớ nói tớ nghiên cứu về bạn thì biết được bạn là người có sở thích thế này..., yêu cái này....ghét cái này... chẳng hạn là đúng với con người của bạn chẳng hạn nhưng đó cũng chẳng là căn cứ để đánh giá bạn.

trong pháp lệnh cán bộ công chức:
Điều 1: - Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm:
1- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
2- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
3- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước; mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng;
4- Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;
5- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.

tớ mới đọc qua về dự thảo luật công vụ có ghi:
Điều 2. Công vụ
Công vụ là hoạt động do công chức thực hiện nhằm phục vụ lợi ích chung của nhân dân và xã hội.
Điều 4. Công chức
1. Công chức quy định tại Luật này là công dân Việt Nam, được bầu cử hoặc tuyển dụng, bổ nhiệm để thực hiện một công vụ thường xuyên trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước, của tổ chức chính trị và tổ chức chính trị- xã hội, bao gồm:
a) Những người được bầu cử, bổ nhiệm vào một vị trí để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã);
b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một vị trí và giao giữ một ngạch để thực hiện một công vụ thường xuyên trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một vị trí và giao giữ một ngạch hoặc một chức danh nghề nghiệp để thực hiện một công vụ thường xuyên trong tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, của tổ chức chính trị và tổ chức chính trị- xã hội;
d) Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;
đ) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một vị trí và giao giữ một ngạch để thực hiện một công vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;
e) Những người được tuyển dụng và giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
2. Công chức quy định tại điểm a, b, d, đ, e khoản 1 Điều này được hưởng lương từ Ngân sách nhà nước; công chức quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được hưởng lương từ Ngân sách nhà nước và nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật

theo tơ, về người đang thi hành công vụ là người đang thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giao cho vì lợi ích chung của xã hội.

hơ hơ.