PDA

View Full Version : Em muốn biết rỏ hình phạt


phamfood
30-07-2012, 02:14 PM
Mẹ tôi làm người giử trẻ cho 1 gia đình ở TP HCM , do Nội bệnh nặng , phút bồng bột mẹ tôi đả đánh cắp số tiền là 67 triệu đồng cùng 1 số nử trang có giá trị , thời gian đánh cắp là 19h tối ngày 1/4 nhưng đến ngày 2/4 lúc 14h trưa hôm đó ( tức là thời gian phạm tội và đầu thú chưa quá 24 tiếng ) , Chủ nhà đả làm đơn bãi nại cho mẹ tôi vì hiểu được hoàn cảnh khó khăn và nhứt thời ấy nhưng C.A TP HCM vẫn chuyển mẹ tôi trở lên lại TP ( quê tôi ở Kiên Giang ) Họ nói mức phạt sẽ từ 2-7 năm nhưng do mẹ tôi có nhân thân tốt , lại là lần tái phạm đầu tiên , cộng thêm việc biết tự giác đầu thú , chủ nhà lại làm đơn xin bãi nại nên có thể mức hình phạt sẽ là 2 năm tù ...Chú ý 1 điểm , mẹ tôi thật sự ko có ý định lấy đến mức số tiền đó vì ban đầu sấp tiền ấy bề trên là giấy 100 ngàn đồng , nhưng khi lấy xong và ra đi thì phát hiện phía dưới cọc tiền là tờ giấy 500 ngàn đồng nên thành ra mức tiền là thêm 40 triệu , trái với ý định ban đầu của mẹ tôi , cái thứ 2 : trong tủ còn có sấp tiền dola và 1 số cọc tiền khác tương tự nhưng mẹ tôi không hề động đến , số tiền đó vẫn còn nguyên vẹn chứng tỏ mẹ tôi thật sự không có ý chiếm đoạt tài sản hoàn toàn mà chỉ muốn dùng 1 ít để chửa bệnh cho nội ...
Theo Pháp Luật , mẹ tôi có thể xin được mức án cải tạo tại nhà hoặc án treo hay không ? và nếu không thể như thế thì mức phạt năm tù sẽ là bao nhiêu ? tôi có nên làm đơn kháng cáo nếu như mẹ tôi phải chịu hình phạt 2 năm tù giam ? tôi cảm thấy mức phạt đó quá lớn đối với 1 người phụ nử nhất thời bồng bột và đả biết hối cãi trước 24h gây tội..Nếu làm đơn kháng cáo ? hình thức viết đơn sẽ là như thế nào ? xin chỉ dùm tôi , cảm ơn

huda
30-07-2012, 02:14 PM
Bạn thân mến!
Điều 138 BLHS về tội trộm cắp tài sản quy định:
1, người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến 3 năm.
2, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
a,b,c,d,đ
e)Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng

Như trường hợp của mẹ bạn là thuộc điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS

Tuy nhiên mẹ bạn lại có nhiều tình tiết giảm nhẹ như tự đầu thú; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải ; tự nguyện sửa chữa,bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, ... và chủ nhà cũng đã làm đơn bãi nại. Như vậy theo Điều 47 BLHS thì tòa có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.( tức là trong khung hình phạt của khoản 1 Điều 138).

Tòa kết án dựa vào: quy định của BLHS; cân nhắc tính chất và mức độ nghuy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; nhân thân người phạm tội; các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Nếu mẹ bạn bị kết án 2 năm tù giam (theo ý kiến cá nhân mình thì không đến) thì bạn nên làm đơn kháng cáo. Trình tự thủ tục họ sẽ hướng dẫn bạn thôi.
Chúc bạn may mắn!

khanhgiaco
30-07-2012, 02:14 PM
Chào bạn! Vấn đề bạn hỏi mình xin được hồi đáp như sau:
- Tội trộm cắp tài sản có cấu thành vật chất tức là phải có hậu quả xảy ra, hành vi chiếm đoạt đã hoàn thành. Ở đây mẹ bạn chiếm đoạt với số tiền là 67 triệu đồng (không biết có chính xác không) nên phải áp dụng điểm e khoản 2 Điều 138.

- Tuy nhiên mẹ bạn đã có những hành vi ăn năn hối cải, ra đầu thú, hoàn lại tài sản cho người mất cắp, thành khẩn khai báo. Do đó được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ tại điểm o, p, e Điều 46 nên có thể được áp dụng thấp hơn khung hình phạt được quy định tại khoản 2 Điều 138 hoặc cho hưởng án treo.

- Trên đây chỉ là phần lí luận mà mình có thể đưa ra. Còn việc định tội danh và ra quyết định bản án như thế nào phụ thuộc rất lớn vào cơ quan có thẩm quyền là Tòa án. Do đó nếu thấy chưa hợp lý mẹ bạn có quyền kháng cáo, lên tòa án cấp trên để được xem xét và có một quyết định thỏa đáng nhất.

- Chúc mẹ bạn được sự khoan hồng của pháp luật và sớm hòa nhập với cuộc sống.

duyenhai01
30-07-2012, 02:14 PM
số tiền ở đây là 67 triệu đồng cùng 1 số nữ trang có giá trị mà Q. Vậy thì phải áp dụng khoản 2 Điều 138 chứ

umivungtau
30-07-2012, 02:14 PM
Uh mình cũng đã xem lại rồi. cảm ơn Zeal nhé...Vụ việc này cũng khó nói trước lắm vì khung nhẹ nhất là 2 năm nên chỉ có thể căn cứ vào những tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 để giảm hình phạt hoặc xin hưởng án treo do phạm tội lần đầu và thân nhân tốt.

longdatautovol
30-07-2012, 02:14 PM
vậy còn câu hỏi ở dưới ? làm đơn kháng cáo thế nào ? chỉ em cách viết dựa trên tình tiết em kể ....

cuahangso1
30-07-2012, 02:14 PM
Sau khi phiên toà sơ thẩm nếu bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình không được bảo vệ hoặc bản án tòa án sơ thẩm chưa thỏa đáng thì có thể làm đơn kháng cáo
Bạn có thể tham khảo mẫu đơn sau:

pramod
30-07-2012, 02:14 PM
có nghĩa là sau khi tòa kết án thì ta sẽ làm đơn kháng cáo ? hay làm đơn đó trước khi tòa kết án ? đơn kháng cáo có cần chứng nhận của phường , khu phố nơi mình sinh sống hay ko ?

tanthanhfurniture
30-07-2012, 02:14 PM
- Sau khi phiên tòa sơ thẩm ra bản án ,nếu bạn không đồng ý với quyết định đó thì bạn có quyền kháng cáo sau 15 ngày sau khi bản án có hiệu lực .
- Đơn kháng cáo không cần chứng nhận của phường , khu phố nơi mình sinh sống .Bạn gửi trực tiếp đến tòa cấp phúc thẩm để kháng cáo .

vungtau
30-07-2012, 02:14 PM
Đây là câu trả lời cho bạn...Bạn phải tham khảo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chứ:
"Điều 233. Thủ tục kháng cáo và kháng nghị
1. Người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo.
Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
2. Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị bằng văn bản, có nêu rõ lý do. Kháng nghị được gửi đến Tòa án đã xử sơ thẩm.
Điều 234. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị
1. Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án.
2. Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thị trại tạm giam nhận được đơn."