PDA

View Full Version : Dùng dao chém người gây thương tật 15%


dalatbeco
30-07-2012, 02:03 PM
Nhờ các bạn tư vấn giúp mình tình huống này nhé:
Có 2 gia đình A (gdA) và Gia dinh B (gdB), truoc day cach 1 nam Bo me gdA sang chui boi, lăng mạ Bo me gdB (lý do GD A dùng cuốc đào bới chân hàng rào nhà gdB) việc đấy chỉ 2 gd biết, gần nhất cách đây 1 tháng Bo me gdA sang chui boi, lăng mạ Bo me gdB (lý do đơn giản là gdB chạnh chọe hàng rào) cụ thể là Bà mẹ gia đình A sang chửi bới, túm cổ áo ông bố gia đình B.(sự việc chỉ 2 gia dình biết). Hiện nay Gd B không thường xuyên ở nhà (nhà cửa của GD B đóng cửa gửi hàng xóm trông coi), Ngày 2-2-2009, nhan tien ve que choi tet, cac con trai của gd B ve nhà nghe Bo me noi lai (rất bức xúc) (Vi thời gian này Bố mẹ gd B có chuyện nên về nhà ít hôm).
Sự việc cụ thể như sau: Ngày 2-2-2009 các con trai của Gia đình B, đi ngang qua cổng nhà gia dinh A, có hỏi gia dinh A 1 câu, Bố mày có nhà không, Biết ông bố có nhà: (gd B đi qua cổng gia đình A chu ý: gd B không mang theo vũ khí đánh người đâu nhé): các con gia dinh B hỏi ông bố gia dình A: Tại sao Bố mẹ tôi ở nhà ông sang chửi bới lăng mạ bố mẹ tôi. Nói có vậy thôi vậy mà gd A mang dao gậy, ra hành hung các con gia đình B, cụ thể 1 người con gd B bị vét chém vào ngang tai , tỷ lệ thương tật 15%, và 1 người bị gd A mang gậy ra đập bị đau tay, Khi công an đến khai báo thì gia đình A khai rằng: Dao là do Gd B mang sang. (Ngườii nhà GD B bị chém tại cổng GD A, (khi hàng xóm đến thì GD B dang o trong sân nhà GDA) Theo các bạn vụ việc như thế bây giờ Gia dình A , hay gia dình B sẽ chịu hình phạt, và hình phạt như thế nào? Mong sớm được các bạn quan tâm tư vấn, Rất mong nhận được hồi âm sớm
----------------------------------------------
Giúp mình thêm tình huống này nữa nhé!

thứ nhất: Việc gia dinh A dùng dao chém người , có phải là tội giết người không thành không?
thứ hai: GD A được gọi là côn đồ,dùng vũ khí nguy hiểm thì xử lý ra sao? trong khi người bị chém trong tay không có vũ khí phòng vệ.
Thứ 3: Làm thế nào để xác định con dao đấy chính xác là của GD A, chứ không phải dao, vũ khí GD B chuẩn bị .

thứ 4: GD A sử dụng dao chém, chính là người con đủ 18 tuổi.

Mong sự tư vấn , của các anh chị.

mtcorp
30-07-2012, 02:04 PM
sự viêc như theo ban kể thì không thể quy tội cho cả gia đình A được, chỉ có nhưng người nào tham gia đánh người của bên gia đình B thì mới bị xư lý.
Việc xác định có phải là tội giết người hay không còn phù thuộc vào hung khí, vị trí gây thương tích, mật độ vết thương, mục đích...Trong trường hợp này thường thì tội cố ý gây thương tích.
Con dao trong trường hợp này nói là gia đình A chuẩn bị thì không đúng vì gia đình B sang nhà của gia đình A. việc xác định con dao phải có nhân chứng. Trường hợp này có đông người có mặt ở đó nên thường thì công an rất dễ biết.
Trường hợp này tỉ lệ thương tích của người bị hại là 15% và đối tượng sử dụng dao -hung khí nguy hiểm thi thuộc khoản 2 - điều 104 - BLHS thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. nếu không có tình tiết giảm nhẹ hay tăng năng nào khác
Tuy nhiên việc giám định thương tật phải do cơ quan pháp y có thẩm quyền làm. nếu cơ quan công an thông báo cho bạn biết tỷ lệ thương tích là 15% thì có nghĩa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can. ban cần phải đến gặp cơ quan công an thụ lý vụ án để hỏi cho rõ ràng

lengo_ltd
30-07-2012, 02:04 PM
Chao ban quycoctu!

Cam on ban vi ban da cho minh cau tra loi,

Ban cho minh xin y kien ve viec nay nhe:
- Viec xac dinh con dao la cua gia dinh A hay gia dinh B thi dieu tra vien xac dinh kho hay de, khi co nguoi hang xom den thi gd A da chem gd B roi.
- Neu gd B mang dao, va hung khi sang danh gd A thi gd A da bi danh thuong tich roi, Nhung ngược lại gd A không ai bị đánh.
- Bay gio nguoi bi chem gd B dang dieu tri tai benh vien,Gd A khong ai bi thuong va dau ca.

Nhu vay, viec pham toi se xac dinh the nao?
- Gd B không mang vũ khí sang đánh gd A, vì GD B còn hỏi trẻ con nhà gd A, thì mới biết ông bố có nhà; Nhưng khi công an lấy lời khai thì GD A khai là: con dao đấy là của GD B mang sang dánh GD A. (Nếu GD A đánh gdB thì GD A đã có người bị thương tích,). Trường hợp này GD A không ai bị thương.
- còn GD B khai Gd B khong có con dao nào, thậm chí gd B không có vũ khí gậy gộc đâu, (chú ý: GD B không sinh sống thường xuyên ở địa phương, nên không có sẵn hung khí)
(không có người làm chứng việc con dao đấy là của nhà ai đâu bạn a. vì hàng xóm đến thì việc đã xảy ra rồi)
- Rất mong sự hồi âm của các anh chị!

mtcorp
30-07-2012, 02:04 PM
Nếu người bị thương đang nằm viện thì không thể xác định được tỉ lệ thương tích là 15%. sau khi người đó ra viện thì công an mới làm thủ tục giám định tỉ lệ thương tích.
tất cả những người có mặt tại đó nếu không phải là người bị hại hay đối tượng gây thương tích thì là nhân chứng, kể cả người của 2 gia đình A và B
Việc để những người làm chứng, bị hại, đối tượng gây án khai cho đúng sự thật là trách nhiệm và nghiệp vụ của công an.
Nếu gia đình A mang gây, dao sang nhưng không có hành vi đánh gia đinh B thì sư việc trên vẫn cấu thành tội:" cố ý gây thương tích".
Vì chưa giám định được tỉ lệ thương tật nên công an phải có đơn của người bị hại mới khởi tố vụ án. Nhưng trên thực tế vì tình làng nghĩa xóm, cuộc sống sau này thì 2 gia đình có thể tiến hành hòa giải. đây là trường hợp người bị hại rút đơn và có đơn từ chối giám định thương tích.
Nếu bạn là người nhà của phía người bi hại thì cần tổng hợp các chi phí điều trị( tốt nhất là có hóa đơn) để sau này có cơ sở để yêu cầu đền bù. kể cả trường hợp ra tòa.
Nếu gd B không muốn hòa giải thì chờ cho người bị hại ra viện và viết đơn yêu cầu khởi tố vụ án, yêu cầu giám định tỉ lệ thương tật. trường hợp này dùng dao chém nên chắc chắn sẽ khởi tố khi có đơn của người bị hại

dangquang1
30-07-2012, 02:04 PM
Cảm ơn bạn Quycoctu nhiều nhé, Khi nào có kết quả mình sẽ thông báo, và nhờ sự tư vấn tiếp của bạn.

hlco
30-07-2012, 02:04 PM
Chào bạn, mình vừa đọc nội dung các bạn trao đổi. Mình thấy bạn quycoctu tư vấn rất chính xác. Mình có thêm một số ý kiến muốn trao đổi thêm với bạn.
1. Thứ nhất, người bị chém đang điều trị ở bệnh viện nên chưa có kết luận giám định pháp y được. Nếu có, đây chỉ là kết luận tạm thời của bệnh viện và không có giá trị tố tụng hình sự để khởi tố vụ án. Nếu Hội đồng giám định pháp y kết luận tỉ lệ thương tật của người bị hại là 15% thì với tình tiết "Sử dụng hung khí nguy hiểm", người chém sẽ bị khởi tố vụ án và khởi tố bị can mà không cần biết người bị hại có làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hay không. Vì trường hợp này thuộc khoản 2 Điều 104 BLHS.
2. Tất cả những người tham gia đánh gia đình B sẽ bị khởi tố chứ không chỉ có người chém, vì đây là vụ án đồng phạm (đơn giản).
3. Về con dao, cơ quan Điều tra có thể xác định bằng các biện pháp nghiệp vụ về điều tra. Nếu có đặc điểm nào đó của nó mà người ngoài hai gia đình biết thì nên cung cấp cho cơ quan công an. Tuy vậy, nó không có ý nghĩa để xác định bên nào có tội. Dù là dao của ai thì người chém cũng là người có tội, trừ khi bên đó chứng minh được rằng, dao là của bên B đem sang, giơ lên chém người gia đình bên A, người của gia đình bên A tước được nhưng bên B vẫn hung hãn lao vào tấn công tiếp nên họ phải dùng dao đó để tự vệ.
4. Nếu bạn là người của gia đình bị hại, bạn nên tư vấn cho họ lấy và giữ tất cả những hoá đơn điều trị theo phác đồ điều trị của bệnh viện, các đơn thuốc do bác sĩ chỉ định, chi phí vận chuyển để sau này nếu phải ra Toà thì có cơ sở yêu cầu bên kia bồi thường.
Nhân đây, tôi cũng muốn trao đổi thêm đôi điều, có lẽ không mong mọi người cho là giáo điều, dạy đời. Quan hệ láng giềng là quan hệ vô cùng quan trọng trong cuôc sống của chúng ta. Ông cha ta nói: bán anh em xa mua láng giềng gần, có lẽ chúng ta cũng nên coi đây là một bài học kinh nghiệm để có cách ứng xử hợp lý. Vấn đề đôi lúc không phải là ai đúng, ai sai mà là có thể chúng ta sẽ phải chịu những thiệt thòi lớn về dư luận, sức khoẻ và tiền bạc. Phải không các bạn?

huda
30-07-2012, 02:04 PM
Chao ban lethanhbinhqk4!

Cam on ban rat nhieu, ban da Tu van giup mình.
Đúng là vết thương 15% ấy là kết luận tạm thời của bệnh viện. Theo mình được biết thì nếu giám định thì tỷ lệ sẽ tăng lên, vì phụ thuộc vết thương và yếu tố thẩm mỹ (vết sẹo ở mặt)
Điều mình băn khoăn nhất: Làm thế nào để khẳng định con dao ấy là của gd A chứ không phải dao của Gd B, vì bản chất GD A là côn đồ (đã 1 lần ra đứng trước cơ quan pháp luật cách đây 1 năm) Gd B hoàn toàn không có ý định sang đánh gia Đình A, nên không mang hung khí. Nhưng người làm chứng lúc GDA chém GD B thì không có, nếu có thì họ là người đến sau, khi đã xảy ra sự cố ( có nghĩa lúc đó người gd B đã bị chém). Nếu GD B không phát đơn đề nghị truy tố gia đình A truy tố trước pháp luật, mà ngược lại GD A lại phát đơn đề nghị truy tố gia B trước pháp luật, thì tình huống đấy sẽ xảy ra thế nào?

- Có thể xảy ra: Người đứng ra chém ở GD A bị án treo; Gd B phạt cảnh cáo không?

- Phạt cảnh cáo thì gọi là án gi (có phải là tiền sự không)?

Nhờ các bạn tư vấn giúp mình nhé!

kim
30-07-2012, 02:04 PM
Thế này nhé:
1. Việc chứng minh chủ sở hữu con dao là hoạt động nghiệp vụ của Cơ quan điều tra, họ sẽ có cách. Theo mình, bạn cần thử điều tra xem gia đình B có con dao tương tự không; gia đình A có con dao đó hay không, có người hàng xóm náo có thể làm chứng cho việc gia đình A có con dao đó? Bởi vì, bà con láng giềng nhiều khi giúp nhau làm gì đó có thể biết được nhà người ta có những thứ gì (ví dụ: cưới xin, giỗ chạp...). nếu con dao đó có đặc điểm nào đó thì càng dễ dàng xác định, và không nhất thiết phải có người làm chững cho việc CHÉM. Tóm lại là phải điều tra qua hang xóm láng giềng xem có ai biết về con dao ấy không chứ không có cách nào khác, trừ biện pháp nghiệp vụ trong điều tra của Công an.
2. Nếu gđ B viết đơn đề nghị khởi tố vụ án thì không có cơ sở để truy tố những người của gia đình B về tội "Cố ý gây thương tích" vì gđ A không ai bị thương tích. Cũng khó có thể truy tố họ về tội "Gây rối trật tự công cộng".
3. Về hình phạt:
Các trường hợp sau có thể xảy ra:
* Nếu CM được con dao là của gđ B, và sau khi người của gđ A đã tước được dao của gđ B mà gđ B vẫn lao vào tán công quyết liệt bằng cách thức nào đó thì:
- Người của gđ A Phòng vệ chính đáng: không có tội.
- Người của gđ A vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: không đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo Điều 106 BLHS (31% trở lên).
* Nếu con dao là của gđ A hoặc tuy là của gđ B nhưng gđ B không có ai có hành động tấn công gđ A (chỉ cầm dao sang không có nghĩa là người ta sẽ tấn công trước!):
- Định tội: Người của gđ A sẽ phải chịu TNHS theo quy định tại khoản 2 Điều 104 BLHS vì sư dụng hung khí nguy hiểm (hoặc thêm các tình tiết tăng nặng khác: gây cố tật nhẹ cho nạn nhân, có tính chất côn đồ...).
- Mức hình phạt: Khung hình phạt: 2 -7 năm.
Người của gia đình A có thể được cho hưởng án treo trong trường hợp mức xử phạt cụ thể từ 6 tháng đến 3 năm, bị cáo có ít nhất 3 tình tiết giảm nhẹ (sau khi đã trừ đi số tình tiết tăng nặng TNHS tương ứng bằng số học) và có nhân thân tốt. Tuy nhiên, nếu họ đã từng có tiền án 1 năm trước thì lần này không được hưởng án treo nữa.
4. Người của gđ B không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích, nếu họ bị xét xử về tội Gây rối trật tự công cộng thì cũng không thể bị phạt cảnh cáo. Cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất của Luật hình sự Việt nam, được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt (Điều 29 BLHS). Người bị xử phạt cảnh cáo phải mang án tích và bị coi là có tiền án (chứ không phải tiền sự: bị xử lý vi phạm hành chính).
Thân.

ptchien
30-07-2012, 02:04 PM
Chào bạn lethanhbinhqk4!

Cảm ơn bạn rất nhiều về sự nhiệt tình tư vấn trong bài viêt.

Trường hợp xấu nhất là GD B làm đơn đề nghị truy tố gd A trước pháp luật.
Nếu GD B làm đơn khởi tố gd A,sẽ xảy ra:

- GD A sẽ bị truy cứu TNHS theo quy định tại khoản 2 Điều 104 BLHS.
- GD B không có tội gì? chỉ có hành vi gây rối trật tự công cộng thì GD B có bị quy tội: Gây rối trật tự công cộng không? mức phạt ra sao?
Trong trường hợp GD A có thể làm đơn truy tố gd B không?
Rất mong sự tư vấn của bạn.

cpthienhoa
30-07-2012, 02:04 PM
* Nếu tỉ lệ thương tật từ 11 - 31% thì bị truy cứu TNHS ở khoản 2 Điều 104 BLHS. Nếu lmf tố công tác "dân vận" để người bị hại từ chối, không đi giám định thì không còn cơ sở khởi tố.
* Hành vi gây rối trật tự công cộng phải ở mức độ nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này trong vòng 1 năm trở lại mà còn vi phạm thì mới bị khởi tố. Khung hình phạt là phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoạc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.