PDA

View Full Version : Bài tập Thi môn Luật Đại Cương.


timber
30-07-2012, 02:03 PM
+) A sinh ngày 15.09.1970, nhận thức bình thường. Do mâu thuẫn cá nhân, vào lúc 22H00 ngày 15.09.2007 trên đường đi làm về, anh B đã bị anh A dùng gậy đánh thương tích với tỉ lệ thương tích sức khỏe là 15%. Hành vi của anh A đã bị bắt giữ và xử lý trước pháp luật.
- Xác định vi phạm pháp luật của anh A ?
- Trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với anh A ?
- Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật trên ?

sai-gon
30-07-2012, 02:03 PM
A phạm tội cố ý gây thương tích điều 104 - BLHS

về mặt dân sự A phải chịu toàn bộ chi phí cho việc điều trị thương tích của B và các khoản bồi thường khác cho việc A gây ra thương tích đối với B( như thuê người chăm sóc, tổn hại về tinh thần...)
Về mặt hình sự cần phải xem xét cụ thể chiếc gậy A dùng để đánh B có phải là hung khí nguy hiểm hay không( nếu là gậy cứng thì là hung khí nguy hiểm) thì mới có thể xác định được A phạm vào khoản 1 hay khoản 2 - Điều 104 -BLHS

phuthi
30-07-2012, 02:03 PM
+) Em xin chân thành cảm ơn giải đáp thắc mắc của em về vấn đề trên. Nhưng em có thể nhờ mọi người có thể giúp em phân tích rõ hơn về - "Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật trên ? "

kim-ef
30-07-2012, 02:03 PM
Cấu thành Tội phạm:
1. Khách thể phạm tội tính mạng sức khỏe của người khác, quyền được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng, an toàn về thân thể.
2. Mặt khách quan: Hành vi nguy hiểm cho xã hội đó là hành vi xâm hại đến thân thể, gây thương tích cho người khác: bao gồm hành vi dùng hung khí nguy hiểm (Ở đây "gậy" được xem là hùng khí nguy hiểm vì nó là nguyên nhân trực tiếp tạo ra thương tích 15% cho B).
Hành vi tội phạm có cấu thành vật chất, giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ với nhau. Tỉ lệ thương tật là 15% trên mức 11% đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ( Đ 104).
3. Mặt chủ quan: Hành vi thực hiện bởi lỗi cố ý, Bởi người phạm tội nhận thức được hành vi dùng gậy đánh người của mình có thể gây thương tích cho người khác hoặc tổn hại về sức khỏe.
4. Chủ thể: Chủ thể bình thường nên có đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
....Đó là 4 yếu tố cấu thành tội phạm và hành vi của A cấu thành tội quy định tại Đ104, khoản 1.

myanco2003
30-07-2012, 02:03 PM
Cấu thành tội phạm tội "Cố ý gây thương tích" theo điều 104 BLHS trong trường hợp này như sau:
1. Khách thể của tội phạm:
Hành vi cố ý gây thương tích xâm phạm đến sức khoẻ, thân thể của người khác, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và sức khoẻ của con người.
2. Mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi khách quan: Là hành vi cố ý dùng gậy đánh người khác, gây tổn hại cho sức khoẻ của người đó.
- Hậu quả: Gây thương tích (hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ) người khác 15%.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm: Hành vi dùng gậy đánh là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn hại 15% sức khoẻ của người khác.
- Công cụ phạm tội: Chiếc gậy là công cụ phạm tội, nó có thể là "hung khí nguy hiểm" quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 104 BLHS. Trong trường hợp này, A sẽ bị truy tố, xét xử theo khoản 2 Điều 104 BLHS.
3. Mặt chủ quan của tội phạm:
- Có thể là cố ý trực tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng gậy đánh người là nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B và A mong muốn gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B.
- Có thể là cố ý gián tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng gậy đánh người là nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B và A không mong muốn gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B nhưng vì lí do nào đó mà A vẫn đánh, chấp nhận hậu quả đó xảy ra.
- Cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp còn phụ thuộc vào lời khai, tính chất hành vi khách quan, mức độ nguy hiểm của các vị trí bị đánh...
4. Chủ thể của tội phạm:
A là người đã thành niên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chịu trách nhiệm về hành vi cố ý gây thương tích của mình.
* Nếu chiếc gậy là hung khí nguy hiểm (gậy to, nặng, có góc cạnh...có thể dễ dàng gây thương tích) thì A sẽ bị khởi tố theo khoản 2 Điều 104 BLHS.
* Nếu chiếc gậy không bị coi là hung khí nguy hiểm, và hành vi của A không thuộc một trong các trường hợp quy định thêm tại khoản 1 Điều 104 BLHS thì A chỉ bị khởi tố theo khoản 1 Điều 104 BLHS, A chỉ bị khởi tố khi B có đơn yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố vụ án.

benco_group
30-07-2012, 02:03 PM
Mình cảm ơn 3 bạn (quycoctu, giangquyet, lethanhbinhqk4) rất nhiều đã giúp mình giải đáp thắc mắc. Thanks