View Full Version : Trộm cắp chuyên nghiệp
truongthanhthuduc
30-07-2012, 01:58 PM
Tôi có 1 người bạn mở cửa hàng bán mỹ phẩm. Cửa hàng này thường xuyên bị các băng trộm cắp chuyên nghiệp ghé thăm. Chúng luôn chú ý lấy hàng làm sao để tổng giá trị hàng lấy cắp dưới 500.000đ. Nếu khi bị đưa lên công an phường thì công an phường cũng chỉ dọa suông, tạm giữ vài giờ rồi lại thả
Xin hỏi: Công an phường không xử lý hoặc chỉ xử lý hời hợt như vậy đối với đám trộm cắp này thì đã thỏa đáng và đúng luật chưa? Nếu chưa thì áp dụng điều khoản nào và biện pháp nào để răn đe đám trộm cắp này. Các băng chuyên nghiệp thậm chí chúng sử dụng cả trẻ em để lấy cắp hàng. Trong trường hợp chúng sử dụng trẻ em mà phát hiện được thì biện pháp xử lý thế nào là đúng luật. Bạn tôi đã quá chán nản nên đã phải dùng đến biện pháp tiêu cực là bắt được đánh cho 1 trận rồi thả
Xin mọi người tư vấn cho giúp
Cảm ơn trước
huongmoi
30-07-2012, 01:58 PM
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi! Tôi xin được trả lời các thắc mắc của bạn như sau!
(*)Câu hỏi thứ nhất:
Đối với câu hỏi này căn cứ vào K1 điều 138 Bộ Luật Hình sự thì hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới 500 Nghìn chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ vào quy định tại thông tư số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP về hướng dẫn truy cứu trách nhiệm đối với hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới 500 nghìn đồng:
Tại mục 4 phần I quy định:
Và tại mục 5 phần II
Thì hành vi phạm tội của các đối tượng trên được công an phường xử lý như vậy là hợp pháp. Để truy cứu được trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng đó thì người bị hại cần chứng minh được thiệt hại rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng của mình hoặc có chứng cứ chứng minh các tội phạm đó được thực hiện có tổ chức và có tính chất chuyên nghiệp.
(*)Câu hỏi thứ hai:
Theo quy định của pháp luật thì trường hợp trẻ em phạm tội trong trường hợp của bạn cơ quan chức năng sẽ xem xét và có các biện pháp tư pháp cụ thể đối với từng đối tượng trong từng trường hợp cụ thể, thích đáng (ví dụ đưa vào trường giáo dưỡng....), hoặc áp dụng theo quy định tại điều 71 Bộ luật hình sự thì có các biện pháp như cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo khôn giam giữ, tù có thời hạn. Bạn và người thân không nên tiếp tục có hành vi dùng vũ lực đối với những đối tượng này!
Đối với đối tượng dụ dỗ, ép buộc, chứa chấp trẻ em phạm tội thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định tại điều 252 của Bộ luật Hình sự.
Cảm ơn bạn đã đến với Diễn Đàn Pháp Luật Việt Nam! Chúc bạn và người thân sớm có biện pháp giải quyết vấn nạn này!
Hình như bác Spy "bỏ quên" 1 ý trong cái đoạn trích dẫn thông tư ở trên thì phải, em xin trích dẫn và bôi đen ý đó nhé:
Các đoạn bôi đen trên nếu ghép lại sẽ được:
"Một người thực hiện nhiều lần, mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu thì người thực hiện phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian"
Như vậy, theo em thì nếu có bằng chứng về việc 1 đ/c trong nhóm này đã nhiều lần lấy trộm hàng thì có đủ cơ sở để lôi đ/c này ra công an "trị tội" :big_smile:
phuthi
30-07-2012, 01:58 PM
Tôi nhấn mạnh vào điểm "liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian". Như thế nào là một hành vi được thực hiện có tính "liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian" thì bạn đọc ví dụ bên dưới điều trích dẫn từ thông tư 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ở trên nhé!
Hành vi trộm cắp trong câu hỏi của bạn nvq diễn ra "thường xuyên" (theo cách bạn ý gọi) nhưng có "liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian" hay không? Tôi nhận thấy là không! Chúng ta không thể đồng nhất tính "thường xuyên" với tính "liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian" được, ít nhất là trong trường hợp này./
Mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của bạn! Nhưng cũng mong bạn không tiếp tục sử dụng những từ như "Hơ hơ, he he, hì hì, ac ác...." hay những từ đại loại như vậy ở Box này. Xin lỗi vì đã sửa vào bài của bạn!
quan_huynh74
30-07-2012, 01:58 PM
Ok, em xin tiếp thu ý kiến của bác. Có gì bác cứ góp ý nhá :4:
pramod
30-07-2012, 01:58 PM
bạn không nên nói công an phường không xử lý hoặc xử lý hời hợt vì để xử lý 01 con người thì phải có căn cứ và phải đúng với quy định của pháp luật. tuy nhiên, tôi cũng tư vấn cho bạn về trường hợp bạn nêu như sau:
Nếu có đủ tài liệu, chứng cứ xác định 01 người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản (qua định giá có giá trị <500.000đ) mà người đó chưa có tiền án, tiền sự về tội này hoặc có tiền sự về hành vi này (đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính) nhưng đã hết thời hiệu thì phải xử lý hành chính theo Nghị định 150 của Chính Phủ.
Nếu có căn cứ xác định ng đó trong thời gian có án tích hoặc còn thời hiệu xử lý vi phạm hành chính mà ng đó đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì Công an phường phải hoàn thành hồ sơ ban đầu và chuyển lên cơ quan điều tra cấp quận, huyện nơi xảy ra tội phạm để xử lý về mặt hình sự. Nếu ng đó chưa đủ tuổi thì áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nếu trong thời gian còn thời hiệu mà ng đó tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp thì phải lập hồ sơ để đưa đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
vBulletin v3.6.1, Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.