PDA

View Full Version : Mướp đắng – vị thuốc đông y trong chữa bệnh tiểu đường


hungbkat
28-12-2018, 05:44 PM
Từ lâu trong dân gian mướp đắng là một vị thuốc được sử dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, tên khoa học: Momordica charantia L., thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Quả có chứa một chất glucozit đắng gọi là monocdixin. Ngoài ra còn có vitamin B1, C, betanin, protein… Hạt có chất dầu và một chất đắng chưa xác định. Ngoài công dụng làm thức ăn (nấu với thịt làm canh), hoặc xắt mỏng ăn sống… mướp đắng còn được dùng làm vị thuốc mát chữa ho, tắm cho trẻ trừ rôm sảy, chữa sốt. Theo sách cổ Đông y, mướp đắng có vị đắng (khổ), tính hàn, không độc, tốt cho kinh tâm, can, phế, vị. Đặc biệt công năng kiện tỳ, thúc đẩy chuyển hóa của chất charantin, polypeptid-P và vicine trong mướp đắng giúp ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người đái tháo đường.


Ăn mướp đắng thường xuyên giúp thanh lọc máu, cung cấp chất xơ và chữa táo bón. Nước ép mướp đắng cũng có thể làm dịu cổ họng, chữa trị các triệu chứng về ho khan, khởi động hệ miễn dịch. Đặc biệt, người Ấn Độ còn sử dụng mướp đắng để kiểm soát lượng đường trong máu.



Vậy sử dụng mướp đắng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Mướp đắng có chứa thành phần chính charatin và momorcidin, là các glycosid đắng làm ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết. Các hợp chất này thường được sử dụng trong điều trị cho người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, hạt mướp đắng cũng có chứa hợp chất polypeptide P, hoạt động giống như insulin giúp làm giảm lượng đường trong máu. Muốn kiểm soát lượng đường trong máu bạn có thể làm nước ép mướp đắng và uống vào mỗi buổi sáng.

Ngoài nước ép mướp đắng, cũng có thể thử công thức pha trà mướp đắng vô cùng đơn giản bằng cách: thái lát mướp đắng phơi khô, sau đó đun sôi và uống hai lần một ngày. Hoặc, có thể dùng mướp đắng chế biến kết hợp cùng các món ăn hàng ngày làm giảm bớt vị đắng của nó.

Tuy nhiên, nên sử dụng mướp đắng theo lời khuyên của bác sĩ và căn cứ vào chỉ số đường của cơ thể để tránh trường hợp lạm dụng mướp đắng dẫn đến hạ đường huyết quá nhiều.

>> Xem thêm:Chiết xuất mướp đắng trong sản phẩm BoniDiabet