PDA

View Full Version : chuyển nhà thành hưng hà nội Đọc loạt bài


vantaithanhhung
23-12-2018, 03:27 PM
chuyển nhà thành hưng hà nội (https://chuyennhathanhhunghanoi.com/) Đọc loạt bài về chủ đề đậu đỗ xe hơi (https://video.vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nguoi-dan-o-da-nang-dat-vat-can-ngan-oto-do-truoc-nha-3855498.html) ở những con đường được phép đậu xe, tôi có một số ý kiến như sau. Một vài độc giả cho rằng, luật cho phép thì cứ đậu, nhưng họ lại quên rằng, luật là kết quả của sự đồng thuận của người dân. Luật chưa hoàn thiện bị một số phản đối thì phải sửa luật, bằng không luật sẽ mất tính khả thi.

Luật đậu đỗ xe của Việt Nam cấm đậu đỗ xe trước lối ra vào những nơi công cộng, đông người, cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học... trên những con đường được phép đậu đỗ xe nhưng lại quên các cửa hàng kinh doanh của dân. Đây là sự bất cập của luật. Một số người nói họ đi nước ngoài rồi thấy xe hơi vẫn đậu trước cửa hàng kinh doanh của tư nhân có sao đâu. Xin thưa, nước ngoài không có xe máy, bước xuống xe hơi, xe công cộng mọi người đều phải đi bộ như nhau. Việt Nam có thể cấm xe máy của đa số cho số ít có xe hơi sao?

Luật của bất cứ nước nào tiêu chí đầu tiên là công bằng xã hội, tức là được đám đông ủng hộ. Nếu đám đông 9 người 10 ý thì chuyển sang tiêu chí thứ hai, thiên vị người đóng thuế. Nhà nước hoạt động được là nhờ thuế. Tôi kinh doanh tôi phải đóng thuế nhưng người đậu xe khiến nhà nước phải chi thuế ra để xây dựng mở rộng đường, xây các bãi đỗ đậu xe công cộng. Như vậy, nhà nước phải thiên vị tôi chứ sao thiên vị ông đậu xe được.

Tất nhiên ở thời điểm này, tôi là chủ cửa hàng kinh doanh và thời điểm khác tôi chính là cái ông đậu xe đó. Vì thế, khi nhà nước đem dự thảo luật ra hỏi ý kiến dân thì tôi phải tham gia đòng góp ý kiến, phải cân nhắc xem nên ủng hộ điều nào, chống đối điều nào vì sự ủng hộ và chống đối ấy sẽ dẫn đến tác động trực tiếp vào tôi khi luật được ban hành.

Bởi vậy, xây dựng luật khó lắm, lúc nào và bao giờ cũng có một số ít người bị thiệt hại. Vì thế, luật của nước ngoài được sửa đổi liên tục theo từng thời điểm. Ví như đa số người đi xe máy thì luật phải theo người đi xe máy rồi khi đa số người có xe hơi thì luật phải theo người đi xe hơi.

Xe hơi nhiều quá không kịp xây dựng đường xá, kẹt xe ách tắc không kịp giải quyết, đa số người bỏ ôtô đi xe công cộng thì luật phải theo người đi xe công cộng. Nhưng có vẻ như mọi người đều nghĩ chuyện đóng góp ý kiến là chuyện của ai đó, cái việc suy nghĩ nhức đầu ấy phải để cho người "có tâm có tầm" suy nghĩ,... để rồi khi luật ban hành gây thiệt hại cho mình thì ào ào phản đối. taxi tải thành hưng hà nội (https://chuyennhathanhhunghanoi.com/)

Tuân thủ luật mới chỉ là một nửa của vấn đề, nửa còn lại là phải để ý tham gia đóng góp ý kiến xây dựng luật. Tất cả các luật lệ thuộc về dân sinh, cũng chính là mức độ văn minh, đều do người dân xây dựng nên và Quốc hội chỉ dựa vào ý kiến người dân mà thông qua thôi. Dù cho ý kiến có đúng đắn đến mấy, đa số không ủng hộ cũng bất khả thi.

Tóm lại, luật là văn hóa mà văn hóa cũng là luật. Tách hai phạm trù này ra, tôi dám cá, không có phạm trù nào có cơ sở để tồn tại.